Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Biện pháp hữu ích cho máy tính - P2


Biện pháp hữu ích cho máy tính - P2 



Những nguyên nhân khiến máy tính của bạn chậm như rùa

09/4/2016 19:20 UTC+7

 - Nếu bạn gặp trường hợp máy tính đang bị chậm dần và hoạt động không như ý, bạn có thể tham khảo những nguyên nhân sau đây để khắc phục.

Trình duyệt có quá nhiều add-on

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có cài đặt ít nhất 2 đến 3 thanh toolbars hoặc extensions hay add-ons cho trình duyệt web của mình phải không? Và chính xác thì đây cũng là một trong số các nguyên nhân dẫn đến sự chậm chạp của máy tính. Vì bên cạnh việc hỗ trợ thêm các chức năng phụ cho trình duyệt thì các tiện ích này cũng góp phần “ngốn” tài nguyên hệ thống.
Do đó, công việc đầu tiên mà bạn nên kiểm tra ngay khi phát hiện quá trình duyệt web của mình có phần chậm chạp và nặng nề là xem xét và gỡ bỏ các toolbars hoặc extensions hay add-ons không cần thiết trên trình duyệt.
Dung lượng RAM quá ít
Cần nâng cấp RAM, nếu bạn muốn “giải thoát” khỏi tình trạng ì ạch cho máy tính. Ngày nay, giá thành RAM cũng rất rẻ và bạn có thể dễ dàng “sắm” cho mình ít nhất 4GB để sài “thả ga” cho các tác vụ thông thường.
Những nguyên nhân khiến máy tính của bạn chậm như rùa
Cần nâng cấp RAM, nếu bạn muốn “giải thoát” khỏi tình trạng ì ạch cho máy tính
Có quá nhiều các chương trình chạy trên nền hệ thống
Khi bạn cài đặt một phần mềm mới, có thể phần mềm này sẽ tự động thêm vào thành phần hoạt động dưới nền hệ thống. Theo đó, nếu có rất nhiều phần mềm dạng này trên máy tính của bạn, việc hiệu suất hoạt động của máy tính sẽ bị chậm lại cũng là điều dễ hiểu. Do đó, nếu bạn không muốn các hoạt động “ngầm” này diễn ra, tốt nhất nên vô hiệu hóa chúng.
Thường xuyên để máy ở chế độ Sleep
Công việc ngày nay phần lớn đều được thực hiện trên máy tính, và để tiết kiệm thời gian, người dùng thường chỉ để máy tính ở chế độ Sleep còn được gọi là chế độ Standby hay chế độ ngủ “trưa”. Để khi cần có thể bắt đầu vào công việc một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ì ạch của máy tính.  Vì trong chế độ Sleep, máy tính được đưa vào một trạng thái tiêu thụ ít năng lượng hơn bình thường. Nguồn điện chỉ được sử dụng để duy trì bộ nhớ của hệ thống với các ứng dụng và dữ liệu bạn đang làm việc. Trong khi các bộ phận khác của máy tính sẽ được tắt hoàn toàn để tiết kiệm điện năng.
Như vậy, theo thời gian, bộ nhớ tạm của máy tính sẽ ngày càng bị chiếm dụng nhiều hơn nên hiệu suất của máy tính sẽ bị kéo theo, dẫn đến tình trạng chậm chạp trong xử lí là điều tất nhiên. Do đó, nếu không sử dụng máy tính, tốt nhất bạn nên tắt. Và khi khởi động máy tính, bộ nhớ tạm sẽ được giải phóng và hiệu suất máy tính sẽ trở lại như bình thường.
Phần cứng bị xung đột
Nếu bạn thường xuyên thay đổi các linh kiện phần cứng cho máy tính, việc không “tương thích” giữa phần cứng mới và cũ cũng là một trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu của việc máy tính hoạt động một cách chậm chạp.

Do đó, trước khi thực hiện việc nâng cấp hay thay thế phần cứng của máy tính, bạn nên tìm hiểu xem chúng có xung đột với các thành phần phần cứng cũ hay không.
Những nguyên nhân khiến máy tính của bạn chậm như rùa
Wi-Fi cũng được xem là một trong số các nguyên nhân gây chậm máy tính
Bị nhiễm Malware và adware
Nếu bạn không cài đặt và sử dụng trình diệt virus trong một thời gian dài, có thể máy tính đã bị nhiễm malware và adware. Và đây cũng được xác nhận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất hoạt động của máy tính.
Do đó, cách tốt nhất là bạn nên cài đặt một trình diệt virus lên máy tính và lên lịch quét thường xuyên để tránh các mối đe dọa về hiệu suất máy tính và an toàn dữ liệu cho bản thân.
Wi-Fi
Wi-Fi cũng được xem là một trong số các nguyên nhân gây chậm máy tính. Nếu bạn đang sử dụng một kết nối mạng không dây công cộng và có nhiều người dùng, chắc chắn băng thông sẽ bị quá tải và sẽ dẫn đến tình trạng ì ạch khi duyệt web.
Do đó, tốt nhất bạn nên sử dụng mật khẩu để bảo mật cho kết nối Wi-Fi của mình hoặc nâng cấp đường truyền để có được một kết nối mạng chất lượng nhất.


Top 4 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất, mạnh nhất 2017

Chắc nhiều bạn cũng không bất ngờ với bảng xếp hạng toàn những tên tuổi quen thuộc nhưAVGAvastBitdefender. Hãy chọn cho mình một phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất nha.
Phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất 2017

Phần mềm diệt virus miễn phí nào tốt nhất?

PCMAG bình chọn 2 phần mềm diệt virus tốt nhất đáng dùng đó là AVG AntiVirus Free 2016và Panda Free Antivirus 2016. Cả 2 phần mềm đều đạt được những số điểm rất tốt qua các thí nghiệm (Xem chi tiết danh sách bên dưới).
Bạn cũng có thể thấy trong bảng xếp hạng bên dưới có thêm 2 phần mềm diệt virus cũng có điểm số không kém đó là Bitdefender Antivirus Free Edition 2014 và Avast Free Antivirus 2016.
Bảng xếp hạng phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất 2016 trên PCMAG
Chi tiết Top 4 được Thuthuattienich.com thống kê dựa vào bảng xếp hạng trên như sau:
Lưu ý: Trong Top 4 này, chỉ có phần mềm Avast Free Antivirus là có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.
Top 1: AVG AntiVirus Free 2016
Top 2: Panda Free Antivirus 2016
Top 3: Avast Free Antivirus 2016
Top 4: Bitdefender Antivirus Free Edition 2014
Vì sao chỉ thống kê tới Top 4 thôi?
Thuthuattienich.com không muốn bạn bị những danh sách dài “rằng rặc” làm rối mắt. Top 4 trên là đủ cho bạn chọn được phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất phù hợp rồi.
Cập nhật tháng 01/2016: Kaspersky vừa ra mắt phiên bản miễn phí đầu năm 2016 với tên gọi Kaspersky Free (Download Kaspersky Free). Tuy nhiên mới chỉ hỗ trợ 2 quốc gia là Nga và Ukraina với ngôn ngữ tiếng Nga (sử dụng thủ thuật để dùng Kaspersky Free tiếng Anh không cần đợi Kaspersky hỗ trợ). Kaspersky Free chắc chắn sẽ là một đối thủ nặng ký xứng đáng góp mặt trong top những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất này.
Chúc các bạn chọn được phần mềm diệt virus miễn phí ưng ý!!!
Tham khảo PCMAG
Nguồn :  http://thuthuattienich.com/phan-mem-hay/diet-virus-mien-phi-tot-nhat/





Photoshop Online – Công cụ chỉnh sửa ảnh Online miễn phí


Photoshop Online miễn phí. Photoshop Online là một công cụ chỉnh sửa ảnh trực tuyến với đầy đủ các chức năng như phần mềm Photoshop mà không cần cài đặt.
Chú ý: Với phần mềm chỉnh sửa ảnh trực tuyến Photoshop Online này, bạn cần có một chút kiến thức về phần mềm Photoshop nhé. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết chút gì vềPhotoshop thì có thể xem hướng dẫn sử dụng Photoshop Online hoặc sử dụng công cụ chỉnh sửa ảnh trực tuyến ai cũng dùng được.

Công cụ Photoshop Online miễn phí

Chú ý: Chờ chút cho PhotoShop Online chạy nhé!!! Chạy tốt trên trình duyệt web Google Chrome, Cốc Cốc & Microsoft Edge; riêng với trình duyệt Firefox và Internet Explorer thì bạn phải cài thêm Adobe Flash Player.

Những tính năng chính của công cụ Photoshop Online

Photoshop Online gần như có đầy đủ các tính năng của phần mềm Photoshop của hãng Adobe.
  • Hỗ trợ hầu hết các định dạng ảnh: Photoshop Online hỗ trợ hầu hết các định dạng ảnh & đồ họa như: PSD, GIF, BMP, WBM, DIB, CR2, CRW, DNG, ICO, JPE, JPG, JPEG, PNG, TIF, TIFF… và video thông dụng như 3GP, 3G2, FLV, F4V, AVI, MOV, MP4, MPEG, MPG, M2T, VOB, WMV…
  • Chỉnh sửa ảnh: Đây là tính năng giúp làm nên tên tuổi của Photoshop. Với Photoshop Online bạn có thể chỉnh sửa màu sắc ảnh, làm trắng da, tẩy mụn ruồi, xóa mụn trứng cá và sẹo, tạo khung ảnh…
  • Ghép ảnh: Bạn có thể ghép các bức ảnh với nhau, xóa và ghép đối tượng trong ảnh dễ dàng với Photoshop Online.
  • Chèn chữ và các hiệu ứng đẹp mắt cho hình ảnh.
  • Resize ảnh, xoay ảnh, cắt ảnh vô cùng đơn giản.
  • Hoàn toàn miễn phí: Bạn không phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng công cụ Photoshop Online.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Photoshop Online hỗ trợ trên 29 ngôn ngữ thông dụng, tuy nhiên chưa có tiếng Việt.
  • Và còn nhiều tính năng khác nữa.
Tích hợp công cụ chỉnh sửa ảnh trực tuyến Photoshop Online từ PIXLR

  Nguồn  : http://photoshoponlinemienphi.com/
















Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Các phương pháp bảo mật .


CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO MẬT .



Nguồn  http://www.bbc.co.uk/academy/vietnamese

Bảo mật thông tin, dữ liệu trong máy tính và online

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi lưu trữ tài liệu, thông tin:
Mã hóa
Thông tin một khi được mã hóa sẽ bị xáo trộn lung tung và chỉ có thể được sắp xếp trở lại theo đúng trật tự nếu được nhập đúng mật mã. Bạn cần dùng tới một chương trình mã hóa và có thể cần được tư vấn xem chương trình nào là thích hợp với bạn nhất.
Quy trình mã hóa được thực hiện dựa trên các số nguyên tố (tức những con số chỉ chia hết cho chính nó và chia hết cho một).
Cụ thể, việc mã hóa tài liệu cần dùng đến hai số nguyên tố - một do chương trình mã hóa tự chọn và một do bạn chọn. Chương trình mã hóa sẽ nhân hai số này với nhau rồi dựa vào đó tạo ra cho bạn một mã khóa chung.
Những người được bạn trao cho mã khóa chung này sẽ dùng nó để gửi thông tin cho bạn giải mã. Chương trình cũng cung cấp cho bạn một mã khóa riêng, chỉ để dành riêng cho bạn và có chứa mật khẩu của bạn.
Vẫn còn có những con số nguyên tố chưa được khám phá hết, cho nên một hacker sẽ không bao giờ có thể tìm ra được tất cả các con số tạo nên mã khóa.
Một số người vẫn lo ngại về độ an toàn của các chương trình mã hóa, theo đó một mã khóa 'vạn năng' (skeleton key) có thể được viết ra để giải được mọi mã hóa. Những người này ưa dùng các chương trình mã hóa viết bằng phần mềm mã nguồn mở, là thứ ta có thể đọc được các code lập trình và các chuyên gia IT có thể kiểm tra được.
Có những cấp độ mã hóa khác nhau, được gọi là 'bit encryption'. Các phóng viên cần dùng ít nhất là 256-bit.
Khi mã hóa tài liệu, bạn cần sử dụng mật khẩu dài khó đoán, có chứa cả chữ số, chữ cái, biểu tượng và chữ in hoa để tăng độ bảo mật. (Xem thêm cách chọn mật khẩu trong bài Bảo đảm an toàn khi liên lạc qua email.)
Tuy nhiên, bạn cầnn phải nhận thức rõ rằng theo Đạo luật Quy định về Quyền hạn Điều tra của Anh, phóng viên có thể bị buộc phải tiết lộ mật khẩu của các tư liệu đã được mã hóa. Nếu từ chối, bạn có thể sẽ bị bỏ tù.
Quy định này có thể khác ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu luật ở nơi bạn tác nghiệp để biết cách ứng xử thích hợp khi bị yêu cầu phải tiết lộ mật khẩu.
Khi nào không cần áp dụng mã hóa?
Khi bạn làm việc trong môi trường thù nghịch, việc mã hóa tài liệu có thể chưa phải là giải pháp đủ an toàn, bởi nó sẽ khiến cho các tin nhắn của bạn bị để ý.
Các cơ quan an ninh thường để ý tới các tin nhắn được mã hóa. Cho nên đôi khi sẽ là khôn ngoan hơn nếu ta "giấu cái kim trong đống rơm", khiến cho tin nhắn của ta trôi lẫn đi trong dòng lưu lượng thông tin internet khác.
Trong một số trường hợp, gửi tin nhắn qua Facebook thậm chí còn an toàn hơn là dùng cách mã hóa phức tạp.
Lưu vào thẻ nhớ SD
Nếu đang điều tra một vụ cực kỳ phức tạp, có lẽ bạn sẽ cảm thấy không yên tâm khi lưu giữ thông tin trên máy tính.
Nếu hoạt động trong môi trường thù nghịch và lo sợ máy tính có thể bị tịch thu, bạn nên cất thông tin trực tiếp vào một thẻ nhớ SD hoặc vào một ổ nhớ rời. Cái hay là những thứ này rất dễ cất giấu, nhưng cái dở là chúng lại khá dễ hỏng hoặc thất lạc.
Lưu trữ với 'điện toán đám mây' (Cloud storage)
Có những lúc bạn không thể cất thông tin vào thẻ nhớ SD bởi bạn cần chia sẻ tài liệu với các thành viên khác trong nhóm.
Cloud storage là một nơi lưu trữ trực tuyến tập trung, chẳng hạn như Box và Dropbox.
Các nhóm làm chương trình của BBC thường dùng các dịch vụ này để chia sẻ tài liệu.
Có hai vấn đề chính ở đây: mã hóa và tiếp cận tài liệu.
Hãy chọn loại dịch vụ cất trữ tài liệu được mã hóa và chuyển file. Bạn nhất thiết chỉ trao quyền tiếp cận tài liệu cho những người bạn hoàn toàn tin tưởng.
Xóa bỏ tài liệu digital
Khi bạn xóa đi thứ gì đó trong máy tính, rồi xóa nốt cả trong "thùng rác" ở máy, thì các thông tin đó vẫn được lưu trữ trong máy tính và vẫn có thể "cứu" lại bằng một chương trình khôi phục file nào đó, chẳng hạn như Encase hay FRED.
Những chương trình này có thể phục hồi toàn bộ thông tin bạn đã từng cất trong máy tính. Nếu máy tính của bạn rơi vào tay người khác, họ có thể xem được các thông tin đó.
Một phần mềm xóa bỏ tài liệu digital sẽ không chỉ xóa hết dữ liệu mà còn thay thế nó bằng các dãy số 1 và 0 ngẫu nhiên, nhằm loại trừ khả năng phục hồi nội dung gốc.
Nó cũng dọn dẹp sạch sẽ các file hệ thống và dọn dẹp các vị trí trên ổ cứng nơi tạm lưu các thông tin của bạn. Cũng có các phần mềm xóa bỏ tài liệu digital dành cho các thiết bị di động.


Bảo vệ dữ liệu trên điện thoại di động

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết để bảo vệ thông tin khi dùng điện thoại di động:
Điện thoại là thứ rất dễ đánh mất, trong lúc các phóng viên thường lưu các thông tin cá nhân trên điện thoại nhiều hơn là trên máy tính xách tay.
Nếu đang ngầm điều tra hoặc đang tiến hành một cuộc điều tra phức tạp, bạn nên mua một chiếc điện thoại dùng dịch vụ trả tiền trước, nhất là khi bạn sợ mình có thể bị nghe lén hoặc bị tịch thu điện thoại.
Bạn cũng có thể chọn dùng một loại app kiểu như Wickr cho phép xóa tin nhắn và hình ảnh sau khi bạn đã gửi đi.
Các mạng ảo riêng tư (VPN) cho điện thoại di động
VPN là các kết nối và phần mềm che giấu địa chỉ IP của bạn và mã hóa hoạt động của bạn. Chúng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi bạn dùng internet ở các quốc gia cấm hoạt động online.
Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiều trang mạng bị chặn. Dùng VPN, bạn sẽ vượt qua được các hạn chế của Trung Quốc để xem thông tin trên internet.
Nếu bạn làm việc trong môi trường thù nghịch và sợ bị phát hiện, hoặc sợ việc dùng internet của bạn bị theo dõi, bạn rất nên dùng VPN.
Bạn cũng có thể dùng VPN khi vào internet, mạng xã hội và email từ điện thoại di động.
Tuy nhiên, VPN sẽ không mã hóa các cuộc gọi điện thoại di động thông thường. Có một số loại điện thoại trên thị trường tự động mã hóa các cuộc gọi, hoặc bạn có thể tải các app đặc biệt xuống.
Phòng chống virus và malware (phần mềm độc hại)
Virus là bất kỳ cái gì có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác. Thậm chí những câu chuyện hoang đường nơi đô thị cũng có thể bị coi là virus nếu được lan truyền trên truyền thông xã hội.
Malware nhằm xâm nhập sự riêng tư cá nhân, tấn công bạn bằng rất nhiều nội dung quảng cáo khác nhau, hoặc làm hư hại máy tính, thiết bị.
Có những malware chuyên đánh cắp các thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người đó. Tuy nhiên, malware không nhất thiết phải có khả năng lây lan sang các máy tính khác.
Trên điện thoại, malware còn nguy hiểm hơn so với trên máy tính, bởi có rất nhiều thông tin cá nhân được lưu trên cùng một chỗ.
Malware tiết lộ không chỉ email mà còn cả các nội dung tin nhắn văn bản, danh bạ liên lạc, các cuộc điện thoại, việc dùng internet, và việc vào mạng xã hội.
Một khi máy của bạn bị cài malware, người khác có thể nghe được bạn nói gì thông qua microphone trong máy, nhìn được bạn thông qua camera của điện thoại, và thậm chí lần được dấu vết từng bước di chuyển của bạn từ nơi này tới nơi khác.
Điều này khá dễ thực hiện bởi hầu hết mọi người đều không cài phần mềm chống virus trên điện thoại, tuy đã có những app chuyên chống virus.
Bạn phải nhớ luôn cài đặt phần mềm chống virus trên các thiết bị và sẵn sàng ứng phó với các nguy hiểm rủi ro nếu bạn đang tiến hành một cuộc điều tra.




Bảo đảm an toàn khi lên mạng

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi lên mạng điều tra, tìm kiếm thông tin:
Metadata
Trong tiếng Hy Lạp, 'meta' có nghĩa là 'sau' hoặc 'trước', và metada là dấu vết bạn để lại khi bạn làm cái gì đó trên một thiết bị.
Mỗi khi bạn dùng máy tính hoặc tạo ra một file mới, sẽ không chỉ có những dữ liệu tạo thành file đó mà còn có cả một file phát sinh có chứa toàn bộ thông tin về file chính.
Metadata có thể gồm thời gian, địa điểm, loại camera được dùng, thiết bị điện thoại di động được dùng, máy tính, người tạo file, công ty nơi người đó làm việc, và các thông tin khác về cá nhân bạn.
Các thông tin đó có thể được chứa trong email bạn gửi ra, tài liệu văn bản word bạn soạn thảo, ảnh bạn chụp, hay các file âm thanh, video mà bạn thu âm, ghi hình.
Có những trang web và các chương trình ai cũng có thể sử dụng để xem nội dung metadata của các file.
Bạn có thể biết được rất nhiều thông tin về máy tính của mình bằng cách nhấp chuột phải vào file rồi chọn 'properties' trên máy tính Windows, hoặc 'get info' đối với máy Mac. Các thông tin đặc biệt hơn sẽ được tiết lộ nếu bạn dùng các trang web thích hợp.
Bạn đương nhiên là có thể dùng cách này để kiểm tra những thông tin mà bạn nhận được.
Cookies
Mỗi khi vào một trang web mới là bạn đã gửi metadata liên quan tới việc kết nối internet của bạn cho chủ sở hữu trang web đó.
Điều này cho phép họ xem được chi tiết các thông tin về kết nối của bạn vào mạng, kể cả loại máy tính của bạn, trình duyệt bạn đang dùng, và quan trọng hơn cả, địa chỉ IP của bạn, qua đó biết được vị trí, thành phố nơi bạn sống hoặc làm việc.
Nó cũng tiết lộ các từ khóa tìm kiếm mà bạn đã gõ vào.
Khi bạn đang điều tra một vụ việc phức tạp, nhạy cảm, bạn sẽ khiến đối tượng bị điều tra nghi ngờ nếu họ biết được rằng bạn làm việc cho BBC.
Các từ khóa bạn gõ vào để tìm kiếm cũng có thể cho đối tượng biết về nội dung cuộc điều tra mà bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn vào một trang mạng bằng cách nhấp chuột vào một đường dẫn nào đó, chủ trang đó sẽ xem được địa chỉ của trang có chứa đường dẫn - chẳng hạn như từ một trang Facebook.
Nếu địa chỉ đó khớp với địa chỉ IP của bạn, nó sẽ khiến đối tượng phát hiện ra được cuộc điều tra cũng như danh tính của bạn.
Do vậy, sẽ có lúc phóng viên cần áp dụng các biện pháp thích hợp để giấu đi những thông tin này.
Các mạng ảo riêng tư (VPN)
VPN là các kết nối và phần mềm che giấu địa chỉ IP của bạn và mã hóa hoạt động của bạn. Chúng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi bạn dùng internet ở các quốc gia cấm hoạt động online.
Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiều trang mạng bị chặn. Dùng VPN, bạn sẽ vượt qua được các hạn chế của Trung Quốc để xem thông tin trên internet.
Nếu tác nghiệp trong môi trường thù nghịch và sợ bị phát hiện, hoặc sợ việc dùng internet của bạn bị theo dõi, bạn rất nên dùng VPN.
Bạn cũng có thể dùng VPN khi vào internet, mạng xã hội và email từ điện thoại di động. Để biết cách bảo mật cho điện thoại di động, hãy xem hướng dẫn của BBC tại đây.
Phòng chống virus và malware (phần mềm độc hại)
Virus là bất kỳ cái gì có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác. Thậm chí những câu chuyện hoang đường nơi đô thị cũng có thể bị coi là virus nếu được lan truyền trên truyền thông xã hội.
Malware nhằm xâm nhập sự riêng tư cá nhân, tấn công bạn bằng rất nhiều nội dung quảng cáo khác nhau, hoặc làm hư hại máy tính, thiết bị.
Malware tiết lộ không chỉ email mà còn cả các nội dung khác có trong máy như file văn bản, tin nhắn, danh bạ liên lạc, các cuộc điện thoại, việc dùng internet, và việc vào mạng xã hội của bạn.
Có những malware chuyên đánh cắp thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người trong danh bạ. Tuy nhiên, malware không nhất thiết phải có khả năng lây lan sang các máy tính khác.
Một số malware có thể làm ảnh hưởng chất lượng công việc mà bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn lưu toàn bộ các nội dung ghi chép và các số điện thoại, thông tin liên lạc cần thiết cho việc điều tra, viết tin bài trong máy tính, thì đối tượng mà bạn đang điều tra có thể sẽ nắm được hết nếu họ cài được virus hoặc malware vào máy tính của bạn.
Cách làm là họ cài đặt một công cụ tiếp cận từ xa (RAT - remote access tool), hoặc một Trojan vào máy tính của bạn.
Các RAT này xâm nhập máy tính thông qua các file đính kèm email, hoặc qua các trang mạng mà bạn vào xem nếu trình duyệt internet của bạn không được cập nhật, bằng cách lừa bạn tải về phần mềm đó, hoặc mở file đính kèm email.
Một khi máy tính bị cài đặt malware, người khác có thể nghe được bạn nói gì thông qua microphone trong máy, nhìn được bạn thông qua camera của máy, và thậm chí lần được dấu vết từng bước di chuyển của bạn từ nơi này tới nơi khác (nếu bạn mang laptop theo người).
Nếu theo đuổi một chủ đề phức tạp, nhạy cảm, bạn phải luôn cài đặt phần mềm chống virus và chấp nhận việc phải luôn sẵn sàng rơi vào các tình huống rủi ro.
Trong trường hợp điều tra một vụ rất khó, rất nguy hiểm, bạn nên cân nhắc mua một laptop mới chỉ để dùng riêng cho cuộc điều tra đó, rồi dán băng keo lên webcam của máy để tránh bị theo dõi, phát hiện.

Bảo đảm an toàn khi liên lạc qua email

Chuyên gia của BBC trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin trên mạng, Paul Myers, giải thích lý do vì sao các phóng viên cần nhận thức được độ bảo mật sơ sài, kém an toàn của các thiết bị mà họ sử dụng, và những việc các phóng viên cần làm để bảo vệ thông tin, bảo vệ chính bản thân mình.

Thông tin bạn lưu trong máy tính hoặc điện thoại, thiết bị di động rất dễ rơi vào tay người khác.
Có thể do bạn bỏ quên đâu đó, có thể do bị giới chức tịch thu tại chốt kiểm tra an ninh sân bay, hoặc bị lấy đi theo lệnh của tòa án, cảnh sát. Chưa kể nguy cơ bị tin tặc tấn công để lấy đi những thông tin của bạn.
Bạn cần nhận thức được tất cả các nguy cơ trên và cần biết những cách phù hợp để bảo vệ thông tin, nguồn cung cấp tin cho bạn, và bảo vệ chính bản thân bạn.
Dưới đây là một số điều bạn nên biết để bảo vệ thông tin khi liên lạc qua thư điện tử:
Email tiết lộ rất nhiều thông tin về người gửi
Việc gửi email không khác gì việc bỏ một chiếc bưu thiếp trơ trọi không phong bì vào thùng thư: ai cũng có thể đọc được nội dung.
Một email sẽ đi qua một loạt các máy tính khác nhau trước tới được địa chỉ của người nhận, và danh tính của chiếc máy tính gửi ra email (địa chỉ IP) sẽ được tiết lộ cùng với nội dung viết trong email, dòng tiêu đề và tên những người nhận thư.
Bạn cần hiểu rõ điều này khi tác nghiệp trong môi trường phức tạp, thù nghịch.
Về phần mình, bạn có thể dùng metadata (xem phần giải thích về metadata trong bài Bảo đảm an toàn khi lên mạng) trong các thư điện tử để lần ra gốc gác thư. Đôi khi ta có thể biết được vị trí gửi thư đi, công ty, tổ chức nơi người gửi làm việc, nhà cung cấp dịch vụ internet cho nơi gửi thư, ngày giờ gửi thư. Nhà cung cấp dịch vụ internet có khi còn cho biết cả nơi sống hoặc làm việc của người dùng dịch vụ.
Tất nhiên, người khác cũng có thể dễ dàng biết được những thông tin đó về bạn một khi họ kiểm tra email bạn gửi ra, nếu bạn chỉ gửi đi theo cách thông thường.
Do vậy, nếu không muốn bị phát hiện, bạn cần chọn áp dụng biện pháp thích hợp để che giấu hoặc thay đổi dữ liệu.
Mật khẩu
Mật khẩu là thứ dễ bị khám phá ra nhờ cách tấn công 'từ điển': đối tượng có thể đoán ra mật khẩu của bạn bằng cách ghép các từ, các con số trong từ điển lại với nhau.
Vì vậy, bạn nên dùng các con số, chữ cái được lựa chọn ngẫu nhiên khi đặt mật khẩu. Để tăng độ an toàn, bạn nên đặt mật khẩu dài, khó đoán, gồm cả chữ cái, chữ số, biểu tượng và chữ in hoa.
Nên sử dụng các mật khẩu khác nhau cho các chương trình email, phần mềm khác nhau. Với các câu chuyện đặc biệt nhạy cảm, hãy tạo mật khẩu riêng, khó đoán.
Nếu ghi xuống mật khẩu đã chọn, hãy đảm bảo là chỉ có một mình bạn hiểu được nội dung đó. Không bao giờ chọn 'nhớ mật khẩu' cho các nội dung nhạy cảm khi lướt mạng.
Tuy nhiên, các cơ quan an ninh thường để ý tới các tin nhắn, email được bảo vệ kỹ càng. Cho nên đôi khi sẽ là khôn ngoan hơn nếu ta "giấu cái kim trong đống rơm", khiến cho tin nhắn của ta trôi lẫn đi trong dòng lưu lượng thông tin internet khác.
Trong một số trường hợp, gửi tin nhắn qua Facebook thậm chí còn an toàn hơn là dùng cách gửi email với các mã hóa phức tạp.
Các mạng ảo riêng tư (VPN)
VPN là các kết nối và phần mềm che giấu địa chỉ IP của bạn và mã hóa hoạt động của bạn. Chúng sẽ giúp bảo vệ an toàn cho bạn khi bạn dùng internet ở các quốc gia cấm hoạt động online.
Ví dụ như ở Trung Quốc, nhiều trang mạng bị chặn. Dùng VPN, bạn sẽ vượt qua được các hạn chế của Trung Quốc để xem thông tin trên internet.
Nếu tác nghiệp trong môi trường thù nghịch và sợ bị phát hiện, hoặc sợ việc dùng internet của bạn bị theo dõi, bạn rất nên dùng VPN.
Bạn cũng có thể dùng VPN khi vào internet, mạng xã hội và email từ điện thoại di động. Để biết cách bảo mật cho điện thoại di động, hãy xem hướng dẫn của BBC tại đây.
Phòng chống virus và malware (phần mềm độc hại)
Virus là bất kỳ cái gì có thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác. Thậm chí những câu chuyện hoang đường nơi đô thị cũng có thể bị coi là virus nếu được lan truyền trên truyền thông xã hội.
Malware nhằm xâm nhập sự riêng tư cá nhân, tấn công bạn bằng rất nhiều nội dung quảng cáo khác nhau, hoặc làm hư hại máy tính, thiết bị.
Malware tiết lộ không chỉ email mà còn cả các nội dung khác có trong máy như file văn bản, tin nhắn, danh bạ liên lạc, các cuộc điện thoại, việc dùng internet, và việc vào mạng xã hội của bạn.
Có những malware chuyên đánh cắp thông tin trong danh bạ liên lạc rồi mạo danh bạn gửi đi các email tới những người trong danh bạ. Tuy nhiên, malware không nhất thiết phải có khả năng lây lan sang các máy tính khác.
Một số malware có thể làm ảnh hưởng chất lượng công việc mà bạn đang theo đuổi.
Nếu bạn lưu toàn bộ các nội dung ghi chép và các số điện thoại, thông tin liên lạc cần thiết cho việc điều tra, viết tin bài trong máy tính, thì đối tượng mà bạn đang điều tra có thể sẽ nắm được hết nếu họ cài được virus hoặc malware vào máy tính của bạn.
Cách làm là họ cài đặt một công cụ tiếp cận từ xa (RAT - remote access tool), hoặc một Trojan vào máy tính của bạn.
Các RAT này xâm nhập máy tính thông qua các file đính kèm email, hoặc qua các trang mạng mà bạn vào xem nếu trình duyệt internet của bạn không được cập nhật, bằng cách lừa bạn tải về phần mềm đó, hoặc mở file đính kèm email.
Một khi máy tính bị cài đặt malware, người khác có thể nghe được bạn nói gì thông qua microphone trong máy, nhìn được bạn thông qua camera của máy, và thậm chí lần được dấu vết từng bước di chuyển của bạn từ nơi này tới nơi khác (nếu bạn mang laptop theo người).
Nếu theo đuổi một chủ đề phức tạp, nhạy cảm, bạn phải luôn cài đặt phần mềm chống virus và chấp nhận việc phải luôn sẵn sàng rơi vào các tình huống rủi ro.
Trong trường hợp điều tra một vụ rất khó, rất nguy hiểm, bạn nên cân nhắc mua một laptop mới chỉ để dùng riêng cho cuộc điều tra đó, rồi dán băng keo lên webcam của máy để tránh bị theo dõi, phát hiện.













 -------------------------------------------------------------------------------------------
-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình. 
 The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin


Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

THÔNG TIN KHOA HỌC . Phần 3 .

 

THÔNG TIN KHOA HỌC .

Phần 3 .

 

Giả thuyết về hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời

Các nhà thiên văn học tại Viện công nghệ California tuyên bố phát hiện ra bằng chứng đáng tin cậy về hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt Trời.
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và hành tinh bí ẩn được coi là hành tinh thứ 9

Hành tinh này vẫn chưa được đặt tên, người ta đang tạm gọi nó là "Hành tinh thứ 9" hoặc "Hành tinh X". Mặc họ vẫn chưa quan sát được hành tinh này mà chỉ dựa vào mô hình toán học, máy tính để đưa ra bằng chứng về nó nhưng đây được thông tin đáng tin cậy nhất trong 150 năm qua cho thấy danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời vẫn còn chưa đủ.
Hành tinh này được cho là có kích thước cỡ sao Hải Vương, khối lượng gấp 10 lần Trái Đất, quỹ đạo cách Mặt Trời xa hơn 20 lần so với sao Hải Vương và theo dự đoán, nó mất khoảng 10.000 đến 20.000 năm để quay quanh Mặt Trời. Trước đây người ta đã dự đoán sự có mặt của nó từ cách đây nhiều thập kỷ nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu lần này đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng có độ tin cậy cao.

Hành tinh này được cho là có kích thước cỡ sao Hải Vương, khối lượng gấp 10 lần Trái Đất.

Nhà thiên văn học Mike Brown, một tác giả của báo cáo lần này cho biết: "Chúng tôi vẫn cứ âm thầm và dành thời gian 5 năm tới để tự tiếp tục quan sát với hy vọng rằng sẽ trực tiếp tìm thấy nó. Nếu tôi thật sự tìm thấy nó, đây sẽ là một phát hiện lớn và cực kỳ có ích". Được biết Brown cũng là người từng đưa ra bằng chứng dẫn tới việc loại bỏ sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, "tuột hạng" xuống là một hành tinh lùn và từ đó, Hệ Mặt Trời chỉ còn có 8 hành tinh.
Trong nghiên cứu lần này, Brown và đồng nghiệp của ông là Konstantin Batygin đã phân tích chuyển động của những vật thể nhỏ ở ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta và phát hiện rằng chúng phải chịu ảnh hưởng của một thiên thể nào đó không nhìn thấy. Cho tới nay, chưa có ai tận mắt quan sát được hành tinh này nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng độ tin cậy của phát hiện lần này là khoảng 70%.
Cách đây 2 năm, giáo sư Scott Sheppard tại Viện khoa học Carnegie, Mỹ đã từng công bố một nghiên cứu tương tự về bằng chứng của hành tinh thứ 9 nói trên. Phát biểu trước nghiên cứu lần này, ông cho rằng: "Vẫn chưa có hành tinh mới được tìm thấy. Đây vẫn chỉ là những bằng chứng gián tiếp. Việc này giống như chúng ta ở tại hiện trường vụ án với vết máu trên tường và chúng ta phải cố gắng giải thích nạn nhân chết như thế nào".
Giáo sư Brown cho biết thêm: "Đây có thể là hành tinh thứ 9. Chỉ có 2 hành tinh thật sự được phát hiện ra từ thời cổ đại tới giờ, và đây có thể là hành tinh thứ 3. Nếu đúng thế thì đây thật sự là một phát hiện thú vị về Hệ Mặt Trời của chúng ta. Mặc dù ban đầu chúng tôi khá hoài nghi về sự tồn tại của hành tinh này nhưng sau khi tiếp tục điều tra về quỹ đạo của nó thì chúng tôi ngày càng tin về sự tồn tại thật sự. Đây là lần đầu tiên trong 150 năm qua có những bằng chứng mạnh mẽ được phát hiện cho thấy danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời là chưa đầy đủ".
Theo Tinh tế

Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người


Các khoa học gia tin rằng với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, thông tin số có thể thực sự tiến hóa như sinh vật sống.

Từ xưa đến nay, các sinh vật sống luôn thu thập rồi tái phân phối thông tin. Đó chính là thứ đã làm nên sự sống và thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Tuy nhiên, con người đã vượt lên trên tất cả bằng cách nghĩ ra một phương pháp mới để thu thập và phân phối thông tin. Đó chính là công nghệ "số hóa thông tin", và các thông tin số (digital information) hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người - Ảnh 1.
Các thông tin số có thể tự sao chép một cách hoàn hảo, có thể được "điều chỉnh" (giống như đột biến gene ở người), hoặc kết hợp để tạo nên thông tin hoàn toàn mới.
Tất cả đều được thể hiện dưới các dạng "trí thông minh nhân tạo" (Artificial Intelligence - AI). Và đến nay, các khoa học gia cho rằng đã đến lúc coi thông tin số là một sinh vật sống, hoàn toàn có thể tiến hóa, và thậm chí vượt xa con người.
Thông tin số phát triển với tốc độ "kinh khủng"
Đầu tiên phải kể đến việc các thông tin số có thể nhân bản giống như tế bào, nhưng gần như không tốn năng lượng, đồng thời các thế hệ được thay thế nhanh hơn rất nhiều.
Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người - Ảnh 2.
Theo các thống kê, dung lượng lưu trữ hiện tại của Internet là 10 mũ 24 byte, với tốc độ phát triển từ 30% đến 40% mỗi năm. Được biết sau 3,7 tỉ năm, lượng thông tin trong các ADN của sinh vật sống là 10 mũ 37 bytes. Trong khi đó, thông tin số sẽ đạt đến mức này chỉ trong vòng 100 năm tiếp theo. Đó là tốc độ quá khủng khiếp.
Viễn cảnh xảy đến với con người nếu thông tin số tiến hóa
Trong mỗi giai đoạn tiến hóa, luôn có kẻ thua và người thắng. Giờ là lúc chúng ta tự hỏi xem tốc độ phát triển như vũ bão của thông tin số liệu có gây nguy hiểm cho con người hay không?
Được biết, mỗi giai đoạn chuyển giao tiến hóa, đó là lúc những thiết bị vận chuyển thông tin cũ bị thay thế. Thuở sơ khai, ARN - cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử - chính là thứ vận chuyển thông tin di truyền.
Sau đó ADN xuất hiện, ARN chuyển thành nơi chuyển tiếp thông tin từ ADN đến tế bào. Rồi khi các tế bào phức tạp đến, tế bào sơ cấp như vi khuẩn trở thành nơi cung cấp năng lượng cho tế bào mới. Cứ như vậy, con người chúng ta đã trở thành sinh vật thống trị hành tinh này.
Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người - Ảnh 3.
ADN, ARN - tất cả đều đánh dấu sự tiến hóa của thông tin
Vậy có thể kết luận: quá trình tiến hóa thay đổi thông tin có thể khiến một sinh vật sống tuyệt chủng, hoặc bị bào mòn, hoặc kết hợp với nhau để cộng sinh - đôi bên cùng có lợi.
Khả năng trí thông tin nhân tạo tiến hóa đang gây lo ngại cho các nhà lãnh đạo trên thế giới. Họ cho rằng điều này có thể gây nguy hiểm, khi máy móc tự động chiếm lấy thế giới giống như trong bộ phim nổi tiếng "Kẻ hủy diệt" - The Terminator - và kết quả là con người sẽ tuyệt chủng.
Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người - Ảnh 4.
Ngoài ra, hiện nay công nghệ số đã phát triển rất nhanh, kèm theo đó là nhiều công nghệ giúp kết nối trực tiếp với não bộ.
Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến viễn cảnh không sáng sủa hơn khi con người không còn phân biệt được "thực" và "ảo", đồng thời năng lượng từ cơ thể sẽ dùng để nuôi sống máy móc. Đó chính là sự bào mòn.
Tuy hiện nay hiện thực này chưa diễn ra, nhưng có thể nói quá trình hợp nhất giữa con người và thông tin số đã chạm ngưỡng "không thể quay đầu lại". Đó là thực tế, khi hầu như không một ai trong số chúng ta có thể chịu nổi một ngày không có Internet.
Cảnh báo: Internet sẽ sớm qua mặt và thống trị loài người - Ảnh 5.
Chính vì vậy, theo giáo sư Michael Gillings tại ĐH California, chúng ta cần sớm coi Internet, thông tin số... là những sinh vật sống biết tiến hóa, để chuẩn bị cho một tương lai xấu nhất.
Nguồn: IFL Science, The Conversation

Con người đã đưa Trái đất tiến vào kỷ nguyên địa chất mới

11:16:00 10/01/2016

Một loạt những tác động từ con người đã khiến cấu tạo địa chất của Trái đất thay đổi.

Theo các khoa học gia, những hành động của loài người trong quá khứ và hiện tại đã thay đổi thành phần cấu tạo nên Trái đất, đồng thời đưa hành tinh của chúng ta tiến vào một kỷ nguyên địa chất mới mang tên Anthropocene.
Cụ thể, loài người đã tạo ra những khoáng chất, đá và các vật chất mới trên Trái đất, đồng thời thay đổi cách tạo ra chúng. Đây là hệ quả từ những lần thử nghiệm và kích hoạt bom nguyên tử trong quá khứ - thứ đã gây thay đổi rất lớn lên địa chất của Trái đất. Ngoài ra, quá trình đốt cháy nhiên liệu (từ thập niên 1950), xây dựng cầu đường và sự ra đời của vật liệu phi tự nhiên (nhựa, xi măng, bê tông...) cũng góp phần thay đổi kết cấu địa chất.
Con người đã đưa Trái đất tiến vào kỷ nguyên địa chất mới - Ảnh 1.
Bom nguyên tử là một trong những nguyên nhân khiến địa chất Trái đất thay đổi
Những điều này đã kết thúc kỷ địa chất rất ổn định Holocene kéo dài 11.700 năm - thứ giúp con người tồn tại, phát triển và mở ra một kỷ nguyên địa chất mới - Anthropocene.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, loài người đã để lại những hậu quả vĩnh viễn lên hệ thống phân phối sinh học. Đánh bắt cá, trồng trọt chăn nuôi... sự sống hoang dã đang dần thu hẹp lại, kéo theo đó là sự tuyệt chủng của rất nhiều sinh vật trong tự nhiên.
Có điểm đáng lưu ý là chúng ta vẫn chưa thể chính thức công nhận rằng Trái đất đã bước sang một kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, các bằng chứng khi nhận trong tầng địa chất bùn và băng đá cho thấy những hành động của loài người đang có tác động đủ lớn để thay đổi toàn bộ Trái đất này.
Con người đã đưa Trái đất tiến vào kỷ nguyên địa chất mới - Ảnh 2.
Như theo tiến sĩ Colin Water thuộc Cục khảo sát địa chất Anh: "Loài người đã gây ảnh hưởng đến môi trường từ lâu, nhưng gần đây sự phổ biến của các loại nguyên liệu như nhôm, xi măng và nhựa đã để lại dấu vết ở trong các tầng địa chất".
Giáo sư Jan Zalasiewicz của ĐH Leicester (Anh) thì cho rằng: "Những bằng chứng này cho thấy kỷ Anthropocene đang thực sự diễn ra. Đây cũng là kỷ nguyên đầu tiên xảy ra do hậu quả từ việc làm của con người".
Câu hỏi đặt ra hiện nay là thời điểm chính xác kỷ nguyên này bắt đầu. Trước kia, các khoa học gia tin rằng Anthropocene diễn ra khi quả bom nguyên tử đầu tiên được kích nổ vào năm 1945. Tuy nhiên các bằng chứng mới lại cho thấy quá trình biến đổi địa chất này có thể bắt nguồn từ thế kỷ 18, khi Cách mạng công nghiệp diễn ra gây tăng đột biến lượng khí thải ra môi trường. Thậm chí cũng có thể Anthropocene chưa diễn ra, nhưng sẽ xảy đến trong vài chục năm tới.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Nguồn: Independent
Theo May / Trí Thức Trẻ

 

Đã từng có tới 2 Trái đất trong hệ Mặt trời

08:43:46 01/02/2016

Các nhà khoa học kết luận rằng Trái đất hiện nay là sự kết hợp của 2 hành tinh từ hơn 4,5 tỉ năm trước.

Mới đây, một nghiên cứu của ĐH California (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng Trái đất của chúng ta ngày nay là sự kết hợp của hai hành tinh từ hơn 4,5 tỉ năm về trước.
Tin được không, đã từng có tới 2 Trái đất trong hệ Mặt trời - Ảnh 1.
Trước kia, các nhà khoa học tin rằng Mặt trăng được tạo ra nhờ một vụ va chạm cực mạnh giữa Trái đất và một hành tinh nhỏ hơn mang tên Theia. Vụ va chạm đã khiến Theia vỡ ra, tạo nên Mặt trăng của chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, nếu vậy thì đáng ra thành phần hóa học trên Mặt trăng phải khác hẳn chúng ta, vì phần lớn Mặt trăng đều được tạo bởi Theia. Nhưng qua các xét nghiệm thực tế của ĐH California, Mặt trăng có các đồng vị oxy giống hệt chúng ta, cụ thể là O-17 và O-18.
Tin được không, đã từng có tới 2 Trái đất trong hệ Mặt trời - Ảnh 2.
Điều này chứng tỏ rằng vụ va chạm giữa Theia và Trái đất trước kia phải vô cung mạnh, đến nỗi hai hành tinh tan vào nhau, tạo thành Trái đất mới. Trong quá trình này, một mảnh vỡ đã văng ra tạo thành Mặt trăng.
Nếu tò mò, video dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về cách Mặt trăng được tạo ra.
Chúng tôi không thấy điểm gì khác biệt giữa các đồng vị oxy trên Trái đất và Mặt trăng; chúng giống hệt nhau.
Edward Young - Giáo sư địa chất và hóa học thiên văn
Giáo sư Young chia sẻ: "Theia đã hòa vào Trái đất và Mặt trăng, điều đó lý giải vì sao chúng ta không thấy dấu hiệu của Theia trên cả hai hành tinh".
Tin được không, đã từng có tới 2 Trái đất trong hệ Mặt trời - Ảnh 5.
Các mẫu đá trên Mặt trăng do Apollo 17 mang về
Sự kiện này diễn ra vào khoảng 100 triệu năm sau khi Trái đất được hình thành - tức khoảng 4,5 tỉ năm về trước. Thời điểm đó, Theia là hành tinh có kích thước nhỏ, do đó không thể "sống sót" sau vụ va chạm.
Theo giáo sư Young, nếu không có sự kiện đó xảy ra, Theia hoàn toàn có thể đạt độ lớn cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất. Thậm chí không loại trừ khả năng Theia còn có thể nuôi dưỡng sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science.
Nguồn: Telegraph


Con người sẽ sống trên Mặt trăng vào năm 2030

12:32:08 09/01/2016

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ESA đang có kế hoạch đưa con người lên sinh sống và làm việc trên Mặt trăng trong 15 năm tới.

Nếu như NASA dự tính sẽ đưa con người lên chinh phục sao Hỏa thì Cơ quan Hàng không vũ trụ Châu Âu (ESA) đang có kế hoạch xây dựng một căn cứ trên Mặt trăng, biến vệ tinh này trở thành một nơi con người có thể ở được.
Con người sẽ sống trên Mặt trăng vào năm 2030 - Ảnh 1.
Theo dự tính trong một thập kỷ tới, ESA sẽ gửi các phi hành gia lên Mặt trăng để thử nghiệm quá trình này.
Phát ngôn viên của ESA cho biết: "Các nhiệm vụ mới liên quan đến Mặt trăng lần này sẽ bắt đầu vào đầu thập niên 2020. Robot tự hành sẽ hạ cánh trước, dọn đường cho con người. Sau đó, chúng ta sẽ tìm kiếm nơi phù hợp để con người sinh sống và làm việc trong thời gian dài".
Con người sẽ sống trên Mặt trăng vào năm 2030 - Ảnh 2.
ESA cũng chia sẻ thêm: "Mặt trăng sẽ giống như Nam Cực trên Trái đất - nơi các quốc gia trên thế giới làm việc chung với nhau".
Nhiệm vụ đầu tiên sẽ khởi động vào năm 2020 bằng việc ESA gửi tàu vũ trụ Russian Luna 27 đến cực Nam của Mặt trăng để thu thập các mẫu đất đá. Mục tiêu dài hạn của dự án là cung cấp thêm những hiểu biết về tài nguyên trên Mặt trăng - băng đá; đồng thời, các chuyên gia hy vọng rằng họ có thể thám hiểm những khu vực chưa được khai phá trên vệ tinh này. Theo kế hoạch đến năm 2030, còn người sẽ chính thức sống và làm việc tại đây.
Con người sẽ sống trên Mặt trăng vào năm 2030 - Ảnh 3.






Ngoài ra, một số chuyên gia tin rằng, Mặt trăng có thể đang nắm giữ những bí mật về việc sự sống trên Trái đất hình thành như thế nào: "Bí mật về sự sống trên Trái đất hơn 3 tỉ năm trước có thể được giữ nguyên vẹn trên Mặt trăng - nơi cách chúng ta 384.000 km".
Nguồn: Express
Theo May / Trí Thức Trẻ

Kỹ sư gốc Việt muốn thay đổi thế giới bằng trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giải quyết những vấn đề hóc búa nhất của thế giới hiện đại nhưng sẽ cần những bộ óc thông minh để làm điều đó, và Quốc Lê – kỹ sư phần mềm gốc Việt tại Google Brain - chính là một trong số đó.
Google Brain, bộ phận Google X, Quốc Lê, trí tuệ nhân tạo
Google Brain tập trung chủ yếu và kỹ thuật "học sâu", được xem là một phần của trí tuệ nhân tạo giúp máy móc có thể tự thích nghi, tự học và ngày trở nên thông minh hơn. Học sâu sử dụng nhiều lớp thuật toán khác nhau gọi là mạng thần kinh để xử lý ảnh, chữ và ngữ cảnh nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Ý tưởng ở đây là giúp máy móc một ngày nào đó có thể tự đưa ra quyết định như con người. Tuy nhiên, theo Andrew Ng, đồng sáng lập Google Brain, chúng ta còn lâu mới đạt được điều đó.
Được thành lập năm 2011, Google Brain ban đầu là sáng kiến trực thuộc bộ phận Google X bí mật. Nơi đây chính là "nhà" của Quốc Lê, 34 tuổi, từng lấy bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Stanford, Mỹ. Lê đã làm tại Google Brain suốt 4 năm rưỡi qua.
"Rất ít người hiện nay có thể hiểu được cách thức máy móc tự học và tự suy nghĩ. Học sâu vẫn là khái niệm rất mới", Lê cho biết.
Tuy nhiên, khi học sâu phát triển, mọi người trở nên hào hứng hơn với tiềm năng có thể giải quyết nhiều vấn đề lớn về giáo dục hoặc thay đổi khí hậu. Chẳng hạn, sử dụng cảm biến từ xa để theo dõi dữ liệu môi trường trên khắp thế giới. Hiện tại, phần lớn các dữ liệu đó chưa được xử lý nhưng học sâu có thể được sử dụng để nhận biết các dạng mẫu và đưa ra giải pháp thích hợp.
Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tích hợp công nghệ Google Brain vào một số dịch vụ của hãng. Chẳng hạn, công nghệ nhận dạng giọng nói trong hệ điều hành Android và khả năng tìm kiếm ảnh nâng cao đều có nguồn gốc từ Google Brain mà ra.
Google cũng công bố mã nguồn công nghệ học sâu TensorFlow với hy vọng sẽ giúp phát triển hơn nữa trí tuệ nhân tạo. Năm 2014, Google mua lại DeepMind Technologies, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, với giá 650 triệu USD.
Tất nhiên, để hiểu sâu về trí tuệ nhân tạo sẽ cần những bộ óc thực sự thông minh và xuất chúng, và Quốc Lê hiện đang được xem là một trong số những người có khả năng đó.
Nguyễn Minh(theo CNN)


Nguồn  http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/the-gioi-so/290707/ky-su-goc-viet-muon-thay-doi-the-gioi-bang-tri-tue-nhan-tao.html



















*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran