Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Hiển thị các bài đăng có nhãn cái đẹp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cái đẹp. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Keiko Matsui và cảm hứng âm nhạc New Age .

  Keiko Matsui  và cảm hứng âm nhạc New Age .







Nguồn :  https://en.wikipedia.org/wiki/Keiko_Matsui

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d9/Jazz_pianist_Keiko_Matsui.JPG/220px-Jazz_pianist_Keiko_Matsui.JPG

 Keiko Matsui  (Sinh ngày 26 tháng bảy năm 1961, tên gọi khác Keiko Doi), là một keyboard và nhà soạn nhạc Nhật Bản, chuyên smooth jazz, fusion jazz và nhạc new-age. Sự nghiệp của cô kéo dài bốn thập kỷ, trong thời gian đó, cô đã phát hành hai mươi CD (ngoài các sưu tập khác nhau). Cô hiện sống tại Los Angeles, California.

 Tuổi trẻ

Keiko Doi sinh ra tại Tokyo, Nhật Bản. Mẹ cô,  bà Emiko, là người đã dẫn dắt cô đến bài học piano đầu tiên vào tháng Sáu sau ngày sinh nhật thứ năm của cô.Theo truyền thống của Nhật Bản người ta cho rằng một đứa trẻ nếu được giới thiệu tới những bài học vào thời điểm này sẽ tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu trong một thời gian dài. Các truyền thống đó đã luôn được tổ chức đúng với Doi trong suốt những năm học của cô. Mặc dù việc đào tạo ban đầu cho Keiko Doi tập trung vào âm nhạc cổ điển, nhưng thời  trung học cô đã phát triển mối quan tâm về nhạc Jazz và bắt đầu sáng tác âm nhạc của riêng mình. Một số ảnh hưởng âm nhạc của Keiko Doi vào thời điểm đó có Stevie Wonder, Sergei Rachmaninoff, Maurice Jarre và Chick Corea.

Keiko Doi theo học bộ môn văn hóa trẻ em tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản (nihon joshidaigaku), Nhưng vẫn đồng thời tiếp tục nghiên cứu âm nhạc tại Quỹ  Yamaha . Doi đã từng là một sinh viên hàng đầu trong Hệ thống giáo dục âm nhạc  Yamaha và ở tuổi mười bảy cô được chọn là một nghệ sĩ thu âm cho Yamaha Music Education System. Từ đó Keiko Doi gia nhập nhóm nhạc jazz fusion (jazz hợp thể) Nhật Cosmos, và cô đã đóng góp thu âm bảy album cùng với nhóm này.

Ở tuổi 19, Quỹ âm nhạc Yamaha gửi Keiko Doi sang Mỹ để thu âm một album, và ở đó cô gặp Kazu Matsui, người đã được chọn là nhà sản xuất của dự án. Năm 1987, Matsui cho ghi âm solo đầu tay của cô LP - A Drop of Water. Tiêu đề của album vốn là tên của một bài hát của Carl Anderson, có nội dung tưởng niệm những người đã chết trong thảm họa tàu con thoi Challenger năm 1986 . Sự thành công của album này đã dẫn đến một hợp đồng thu âm với tổ hợp MCA Records.

Những thành công rực rỡ.

 Keiko Matsui phát hành hai album dưới nhãn hiệu MCA trước khi chuyển sang White Cat , Countdown, Unity và hiện nay là Narada. Những năm 1990 chứng kiến ​​các album của Matsui tăng lên nhanh chóng trên các bảng xếp hạng. Album có tên Sapphire đứng ở vị trí số hai trên bảng xếp hạng Contemporary Jazz Albums của Billboard , và Dream Walk đạt vị trí số ba. Matsui Keiko đã được đánh giá thứ ba trên bảng xếp hạng Contemporary Jazz Artist của Billboard năm 1997 (cô được bình chọn là nghệ sĩ jazz nữ duy nhất trong top 10 ), và cả hai album Dream Walk và Sapphire xuất hiện trong Top Ten Indie Contemporary Jazz Albums của Billboard trong cùng một năm.



  Vào năm 1999 , Matsui vinh dự nhận được giải thưởng Oasis dành cho Nghệ sĩ Best Female Smooth Jazz của năm và một lần nữa vào năm 2000. Năm 2001, album đầu tiên của Matsui với Narada, Deep Blue, cuối cùng đã đưa cô đến vị trí số một trên bảng xếp hạng Album Top Contemporary Jazz của Billboard và giữ vị trí này suốt trong ba tuần.

Khi Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đến thăm nơi ở của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi vào ngày 18 Tháng Hai năm 2002, Keiko Matsui đã được mời để đón tiếp và gặp cả hai vị lãnh đạo cùng các thành viên trong chính quyền .

Cũng chính Matsui phát hiện ra nghệ sĩ saxophone Paul Taylor, người đã xuất hiện trên Sapphire, Dream Walk,  Full Moon và Shrine trước khi ông bắt đầu đạt đến một sự nghiệp thành công của riêng mình. 

 Hoạt động từ thiện

Matsui đã thực sự bị cuốn hút trong một loạt các hoạt động từ thiện. Nguồn thu tài chính từ dĩa mini-CD A Gift of Hope 1997 của cô đã dùng để hỗ trợ cho Tổ chức ung thư  vú Quốc tế Y-ME , và âm nhạc của cô xuất hiện trong một kênh trực tiếp đặc biệt về bệnh ung thư vú, "Say It, Fight It, Fix It". Matsui cũng tham gia biểu diễn ở một Qũy trượt băng đặc biệt vào năm 1997 tài trợ Tổ chức chăm sóc Susan G. Komen .

Tiền thu được từ  mini-CD A Gift of Life - Matsui năm 2001 đã gửi đến Chương trình tài trợ tủy xương Quốc gia (National Marrow Donor Program) và Quỹ tủy xương (Marrow Foundation) trong việc hỗ trợ các chương trình Phép lạ ghép tủy Châu Á (Asians for Miracle Marrow Matches), trong đó khuyến khích việc đăng ký của các dân tộc thiểu số như việc tặng hiến tủy với hy vọng cải thiện cơ hội tìm thấy sự phù hợp giữa các nhà hiến tủy và những người có nhu cầu ghép tủy mang nguồn gốc tương đồng.

Tiền bản quyền ca khúc chủ đề của CD Wildflower - Matsui 2004 đã dùng để tài trợ Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP). Matsui đã biểu diễn tại tòa nhà trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York vào ngày 17 Tháng Mười Hai năm 2003, gây quỹ cho WFP và chống lại nạn đói trên toàn thế giới.


Âm điệu

Nhạc Matsui có âm điệu mạnh mẽ và nội tâm, pha trộn cả hai ảnh hưởng âm nhạc phương Tây và phương Đông. Cô có một cái nhìn rất phong phú về tinh thần cho việc sáng tác âm nhạc, cảm nhận ra từng thành phần như thể đó vốn là như vậy , như trong lời cô nói , "đến với tôi từ một không gian khác, một không gian khác," và "bắt được những nốt nhạc từ sự im lặng và sau đó chỉ cần đặt chúng lại với nhau". Matsui từng nhận thấy âm nhạc là "món quà tuyệt vời từ những linh hồn con người từ quá khứ, cho đến những đứa trẻ của tương lai". Cô tin rằng âm nhạc có một sức mạnh vĩ đại để đưa mọi người lại với nhau và thay đổi cuộc sống của họ. "Chúng tôi đang kết nối bằng âm nhạc", Matsui đã viết, "như đại dương kết nối các châu lục".

Vốn là một người yêu thiên nhiên, Matsui thường tham khảo tài liệu về thực vật, động vật, sức mạnh , đặc điểm và các hiện tượng tự nhiên khác để đặt tên cho những tác phẩm của mình. Cô tỏ ra có một niềm đam mê đặc biệt với mặt trăng thể hiện trong một số album đã phát hành .

Âm nhạc Matsui cho thấy có dấu hiệu tiến triển trong những năm qua . Album debut tại Mỹ của cô , A Drop of Water trình bày một lời hứa hẹn sự gặp gỡ Đông-Tây với hương vị fusion jazz (jazz hợp thể) . Tuy nhiên, bản thu âm của cô cho MCA Records vào đầu những năm 1990 thiếu sức hấp dẫn này, và đối với nhiều người, có vẻ không thể phân biệt với phần còn lại của những gì bây giờ được gọi là smooth jazz (jazz thanh thể). Mặc dù bắt đầu với Cherry Blossom,  âm nhạc của Matsui Keiko có mức độ gia tăng phổ biến khi cô tách biệt mình khỏi phần còn lại của nhạc jazz đương đại. Sau thời gian Sapphire được phát hành vào năm 1995, âm nhạc của cô lại mang hình thái hòa quyện với tất cả mọi thứ từ âm nhạc sôi nổi đến Latin và âm nhạc thế giới.

Tác phẩm Whisper trong Mirror từ năm 2000 cho thấy Matsui xa rời phong cách jazz và hướng tới new age với khuynh hướng âm thanh soundscape (Ly âm). Một số người hâm mộ đã cảm thấy khó thích nghi với phong cách mới của cô trong âm nhạc thể loại này (mặc dù Matsui vẫn tiếp tục chơi jazz tại buổi hòa nhạc của cô). Nhưng rất nhiều người khác lại chào đón và hoan nghênh sự thay đổi phong cách của Matsui . Theo thời gian các album phát hành sau 2000 của cô cho thấy một hương vị tài năng hơn đối với người hâm mộ. Tuy nhiên album Walls of Akendora  phát hành 2005, lại là sự quay trở về với phong cách smooth jazz của cô trước năm 2000 .



Albums
Cosmos

    HYORYU (Toshiba-EMI, 1980–1981, soundtrack)

    LP: ETP-90060 (side one: 7 songs, side two: 8 songs)

    Session III (YAMAHA R&D Studio, 1981)

    LP: YDD8101 (5 songs); CD: YCD8301 (6 songs)

    CAN CAN CAN! (Canyon Records, 1982)

    LP: C25R0092 (side one: 4 songs, side two: 4 songs); CD: D32R0015

    Bourbonsuite (Canyon Records, 1982)

    LP: C25R0103 (side one: 5 songs, side two: 5 songs)

    MUSITOPIA (Canyon Records, 1983)

    LP: C25R0110 (side one: 4 songs, side two: 5 songs); CD: D35R0008

    MUSOU TOSHI (Canyon Records, 1984)

    LP: C25R0126 (side one: 4 songs, side two: 5 songs)

    Lensman TV Series soundtrack (Canyon Records, 1984)

    LP: C28A0391 (side one: 8 songs, side two: 9 songs)

    COSMOS THE BEST – (Canyon Records, 1985, compilation of COSMOS songs)

    CD: D32R0039 (14 songs)

    Session V (Yamaha R&D Studios, 1985)

    CD: YCD8501 (12 songs)

    Keiko Project (Canyon Records, 1985, compositions of Keiko Doi from earlier COSMOS albums)

    LP: C18A0434 (side one: 2 songs, side two: 2 songs) highly unusual, all songs have vocals.

Keiko Matsui

https://soundcloud.com/smoothjazzglobal/keiko-matsui-journey-to-the-heart-premier-interview

Solo releases

    A Drop of Water (Passport Jazz Records, 1987, rereleased in 1993 & 2003, with one bonus track added each time)
    Under Northern Lights (MCA Records, 1989)
    No Borders (MCA Records, 1990)
    Night Waltz (Sin-Drome Records, 1991)
    Cherry Blossom (White Cat, 1992)
    Doll (White Cat, 1994)
    Sapphire (White Cat, 1995)
    Dream Walk (Countdown, 1996)
    A Gift of Hope (Unity, 1997)
    Keiko Matsui Collection (GRP Records, 1997)
    Full Moon and the Shrine (Countdown, 1998)
    Keiko Matsui Live (Countdown, 1999)
    Best Selection (Pione, 1999)
    Whisper From the Mirror (Countdown, 2000)
    Glance of the Past (Countdown, 2001)
    The Wind and the Wolf (Pione, 2000)
    Hidamari no Ki (2000) anime soundtrack (Planet Joy 2002)
    Deep Blue (Narada, 2001)
    A Gift of Life (Narada, 2001)
    The Ring (Narada, 2002)
    Live in Tokyo (Sony/Columbia, 2002)
    Spring Selection (Sony/Columbia, 2003)
    The Piano (Narada, 2003)
    White Owl (Narada, 2003)
    Wildflower (Narada, 2004)
    The Very Best of Keiko Matsui (GRP Records, 2004)
    Summer Selection (Sony/Columbia, 2004)
    Walls of Akendora (Narada, 2005)
    Moyo (Heart & Soul) (Shout! Factory, 2007)
    The Road... (Shanachie Records, 2011)
    Soul Quest (Shanachie Records, 2013)
    Live in Tokyo (CD and DVD double album) (Shanachie Records, 2015)
    Journey to the Heart (Shanachie Records, 2016)

Several of these albums have been later re-released under different record labels.
Duet releases

    Altair & Vega – with Bob James (eOne Music, 2011)

Guest appearances

    Mariko Tone – "Just My Tone" (1987)
    Akira Asakura – "Spread Colors"
    Kazu Matsui – Tribal Mozart (Countdown, 1997)
    Kazu Matsui – Tribal Shubert (Countdown, 1999)
    Bob James – Dancing on the Water (Warner Brothers/WEA, 2000)
    Kazu Matsui – Tribal Beethoven (Planet Joy, 2001)
    Jason Miles – "Miles to Miles" (Narada, 2005)

Compilation appearances

    Smooth Jazz V98.7 FM – Vol. 3 (label and release date unknown; released by radio station WVMV-FM, Detroit)
    All That Jazz III (GRP Records, release date unknown)
    KMJZ Smooth Jazz Sampler Volume 1 (KMJZ, release date unknown)
    20 Years of Narada Piano
    New Age Music & New Sounds Vol. 67 – "Liberty"
    KWJZ Smooth Jazz Sampler Volume 2 (KWJZ, release date 1994)

Videos

    Bridge Over The Stars
    Full Moon And The Shrine
    Light Above the Trees (Winstar, 1998)
    The Jazz Channel Presents Keiko Matsui (Image Entertainment, 2001) DVD
    White Owl (Narada, 2003) DVD included with the 'White Owl' CD; concert at Bunkamura Orchard Hall (Tokyo, 2002)
    Walls of Akendora bonus DVD included with the music CD; 9 songs with track 10 a home movie of being on the road (2004)
    Live in Tokyo (CD and DVD double album) (Shanachie Records, 2015)

Books

    Compositions (2005) – Sheet music for ten of Matsui's favorite songs, plus two more bonus songs, with instructional CD. Out of stock with retailers since before 2006, but available at her music engagements and perhaps elsewhere.




Trần hồng Cơ
lược dịch
25/5/2016

http://www.keikomatsui.com/
https://twitter.com/keikomatsui
https://www.facebook.com/keikomatsuijazz
https://musicbrainz.org/artist/keikomatsui
http://www.allmusic.com/artist/keiko-matsui
http://shanachie.com/music/1735-keiko-matsui-soul-quest/




https://soundcloud.com/smoothjazzglobal/keiko-matsui-journey-to-the-heart-premier-interview

KEIKO MATSUI Journey To The Heart Shanachie Records
It’s hard to believe that it’s been 30 years since Keiko Matsui released her first album, A DROP OF WATER. This recording was so enchanting, it’s no wonder that the world stopped to listen to the compelling musician from Japan who reimagined piano jazz to include new age, classical, along with mystic, ancient sounds. On her latest release, her 27th, JOURNEY TO THE HEART, Ms. Matsui celebrates her fans, the heart of her world, as well as the universe and its heart or center. Keiko conceived over 100 melodies and motifs for this album, and of the top 10 that have made their way onto the project, she says, “I hope the listeners will allow themselves to go anywhere with my music.” The acclaimed composer and humanitarian has mastered her mission… timeless melodies and global rhythms are at the very HEART of Keiko herself, as she personally delivers her message to people around the world!

http://www.smoothjazz.com/loft/#kmatsui

Một số tác phẩm của Keiko Matsui




























------------------------------------------------------------------------------------------- 

 If you know about what you are talking about , you have something more valuable than gold and jewels - 

Có nhiều vàng và châu ngọc , nhưng miệng có tri thức là bửu vật quý giá vô song . 

Châm ngôn 20:15

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

JOHANN S. BACH: Bài Ca Của SIMEON – ICH HABE GENUG (BWV 82)

Johann S. Bach: Bài Ca Của Simeon – Ich Habe Genug (BWV 82)


 Bài Ca Của Simeon

Jesus_Simeon






Vài Nét Về Tác Phẩm
Ich habe genug (BWV 82) là một cantata do Johann Sebastian Bach (1685-1750)  sáng tác.  Bản thánh nhạc này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, Đức quốc. Tựa đề Ich habe genug tạm dịch sang tiếng Việt là Con Thỏa Lòng.   Nội dung của bài thánh ca lấy ý từ Phúc Âm Lu-ca 2:29-32, diễn tả tâm trạng thỏa lòng của Simeon khi gặp Hài Nhi Jesus; do đó, trong tiếng Việt bài thánh ca này được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Tác Giả
Johann Sebastian Bach là một nhạc sĩ trong thế kỷ 18.  Ông được xem là nhạc sĩ hàng đầu của nhạc Baroque và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất từ xưa đến nay.
Johann Sebastian Bach sáng tác nhiều thể loại nhạc khác nhau.  Phần lớn các tác phẩm của Bach là thánh nhạc.  Một số tác phẩm của Bach như The Passion According to St. John, The Passion According to St. Matthew,Mass in B Minor được các nhà nghiên cứu ghi nhận là những tác phẩm nhạc cổ điển hay nhất từ xưa cho đến nay.
Bối Cảnh Sáng Tác
Johann Sebastian Bach là một tín hữu Tin Lành yêu mến Chúa. Bach nhận biết tài năng của mình đến từ Chúa và ông quyết định dùng tài năng đó để tôn ngợi Chúa.
Năm 1723, Johann Sebastian Bach nhận lời làm giám đốc âm nhạc cho giáo khu St. Thomas của Giáo hội Tin Lành Lutheran tại thành phố Leipzig.  Một trong những trách nhiệm của Bach, một nhạc trưởng trong nhà thờ, là hướng dẫn ca đoàn hát thờ phượng Chúa trong các lễ thờ phượng hằng tuần.
Thông thường, các nhạc trưởng chỉ chọn thánh ca đã được viết sẵn, cải soạn hòa âm, rồi tập cho ban hát và dàn nhạc.  Trong trường hợp của Bach, ông không chỉ dùng những thánh ca đã có sẵn, nhưng Bach đã sáng tác rất nhiều cantata mới để minh họa cho bài giảng của mục sư trong giờ thờ phượng hằng tuần.  Trong vài năm đầu làm nhạc trưởng tại Leipzig, Johann Sebastian Bach đã sáng tác hơn 300 cantatas.
Năm 1750, Johann Sebastian Bach về với Chúa. Sau khi Bach qua đời, một số người thời đó, vì thiếu hiểu biết, cho rằng nhạc của Bach đã lỗi thời; do đó rất nhiều tác phẩm của Bach bị thiêu hủy. Các sáng tác của Johann Sebastian Bach sau đó bị lãng quên một thời gian khá lâu.
Đến cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, một số nhạc sĩ thuộc thế hệ sau như Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791), Ludwig van Beethoven (1770-1827), Frédéric François Chopin (1810-1849), Robert Schumann (1810-1856), và Felix Mendelssohn (1809-1847) có dịp tiếp xúc với nhạc của Bach. Họ cảm nhận được vẻ đẹp và hiểu được giá trị trong những tác phẩm của Bach. Các nhạc sĩ này công nhận rằng Johann Sebastian Bach không phải chỉ lỗi lạc trong việc biên soạn và sáng tác cho đàn organ, nhưng ông là bậc thầy và chính là người đã đặt nền móng cho nghệ thuật hòa âm của nhạc cổ điển. Động lực khiến Bach thực hiện những điều đó vì  ông muốn dùng những cấu trúc âm nhạc và giai điệu đẹp nhất để tôn kính Chúa.
Đến giữa thế kỷ thứ 19, một số tác phẩm của Johann Sebastian Bach được giới thiệu trở lại với công chúng.    Sau đó, Hội Những Người Yêu Nhạc Bach được thành lập.  Trong suốt 160 năm qua, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm tìm lại những tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Đến nay, khoảng hơn 200 cantatas mà Bach đã viết cho các chương trình thờ phượng hằng tuần đã được tìm lại; hơn 100 cantatas khác vẫn còn thất lạc.
Lời của bài thánh ca trong nguyên văn tiếng Đức và bản dịch trong tiếng Anh như sau:
Lời Ca

1. Arie
Ich habe genug,
Ich habe den Heiland,
das Hoffen der Frommen,
Auf meine begierigen Arme genommen;
Ich habe genug!
Ich hab ihn erblickt,
Mein Glaube hat Jesum ans Herze gedrückt;
Nun wünsch ich, noch heute mit Freuden
Von hinnen zu scheiden. 2. Rezitativ
Ich habe genug.
Mein Trost ist nur allein,
Daß Jesus mein
und ich sein eigen möchte sein.
Im Glauben halt ich ihn,
Da seh ich auch mit Simeon
Die Freude jenes Lebens schon.
Laßt uns mit diesem Manne ziehn!
Ach! möchte mich von meines Leibes Ketten
Der Herr erretten;
Ach! wäre doch mein Abschied hier,
Mit Freuden sagt ich, Welt, zu dir:
Ich habe genug.
3. Arie
Schlummert ein, ihr matten Augen,
Fallet sanft und selig zu!
Welt, ich bleibe nicht mehr hier,
Hab ich doch kein Teil an dir,
Das der Seele könnte taugen.
Hier muß ich das Elend bauen,
Aber dort, dort werd ich schauen
Süßen Friede, stille Ruh.
4. Rezitativ
Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
Da ich im Friede fahren werde
Und in dem Sande kühler Erde
Und dort bei dir im Schoße ruhn?
Der Abschied ist gemacht,
Welt, gute Nacht!
5. Arie
Ich freue mich auf meinen Tod,
Ach, hätt’ er sich schon eingefunden.
Da entkomm ich aller Not,
Die mich noch auf der Welt gebunden.
1. Aria
I have enough,
I have taken the Savior,
the hope of the righteous,
into my eager arms;
I have enough!
I have beheld Him,
my faith has pressed Jesus to my heart;
now I wish, even today with joy
to depart from here.
2. Recitative
I have enough.
My comfort is this alone,
that Jesus might be mine
and I His own.
In faith I hold Him,
there I see, along with Simeon,
already the joy of the other life.
Let us go with this man!
Ah! if only the Lord might rescue me
from the chains of my body;
Ah! were only my departure here,
with joy I would say, world, to you:
I have enough.
3. Aria
Fall asleep, you weary eyes,
close softly and pleasantly!
World, I will not remain here any longer,
I own no part of you
that could matter to my soul.
Here I must build up misery,
but there, there I will see
sweet peace, quiet rest.
4. Recitative
My God! When will the lovely ‘now!’ come,
when I will journey into peace
and into the cool soil of earth,
and there, near You, rest in Your lap?
My farewells are made,
world, good night!
5. Aria
I delight in my death,
ah, if it were only present already!
Then I will emerge from all the suffering
that still binds me to the world.
Nội Dung
Bài Ca Của Simeon là một cantata mà Bach đã viết vào dịp kỷ niệm lễ Thanh Tẩy của Mary vào năm 1727.  Bài cantata này được trình bày lần đầu tiên vào ngày 2/2/1727 tại Leipzig, đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh năm 1726.
Lý do bài thánh ca được trình diễn đúng 40 ngày sau lễ giáng sinh vì theo Thánh Kinh Cựu Ước, sau khi một phụ nữ Do Thái sinh con, người đó phải làm lễ thanh tẩy. Nếu sinh con trai thì lễ thanh tẩy diễn ra 40 ngày sau khi sinh xong.  Sách Lê-vi ký trong Thánh Kinh Cựu Ước chương 12 chép như sau:

Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng:
Nếu một phụ nữ mang thai và sinh con trai, người ấy sẽ bị ô uế bảy ngày như trong thời kỳ kinh nguyệt.  Ðến ngày thứ tám, phải làm phép cắt bì cho đứa trẻ.  Thời kỳ cho máu của nàng được thanh tẩy là ba mươi ba ngày. Trong thời gian này, nàng không được phép đụng vào một vật thánh nào, và cũng không được phép vào nơi thánh, cho đến khi thời kỳ thanh tẩy đã mãn.
Còn nếu người phụ nữ sinh con gái, người ấy sẽ bị ô uế hai tuần như trong thời kỳ kinh nguyệt, và thời kỳ để cho máu nàng được thanh tẩy là sáu mươi sáu ngày.
Khi thời kỳ thanh tẩy của nàng đã xong, dù sinh con trai hay con gái, nàng phải mang đến cho thầy tế lễ tại cửa Lều Hội Kiến một con chiên dưới một tuổi để dâng làm của lễ thiêu, và một con bồ câu con, hoặc một con chim gáy, để dâng làm của lễ chuộc tội.
Thầy tế lễ sẽ dâng con vật hiến tế ấy trước mặt Đức Giê-hô-va và làm lễ chuộc tội cho nàng; bấy giờ nàng sẽ được sạch vì huyết đã xuất ra. Ðó là luật lệ về người phụ nữ sinh con trai hoặc con gái.
Nếu nàng không đủ khả năng dâng một chiên con, nàng có thể mang đến hai con chim gáy, hoặc hai con bồ câu con; một con sẽ được dâng làm của lễ thiêu, và con kia sẽ được dâng làm của lễ chuộc tội. Tư tế sẽ làm lễ chuộc tội cho nàng, và nàng sẽ được sạch.”



Phúc Âm Lu-ca 2:22-35 chép rằng sau khi những ngày thanh tẩy theo luật định đã mãn, Mary và Joseph đem Hài Nhi Jesus lên Jerusalem để dâng cho Đức Chúa Trời.  Lúc này, Hài Nhi đã được 40 ngày.
Tại đền thờ, họ gặp cụ Simeon, là một người đạo đức và công chính, luôn trông đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Cụ Simeon được Đức Thánh Linh cho biết cụ sẽ không chết trước khi gặp Đấng Cứu Thế.
Theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, cụ Simeon đã gặp Joseph và Mary khi họ mang Hài Nhi Jesus đến Đền Thờ để làm các thủ tục theo luật lệ ấn định.  Cụ Simeon thỏa lòng vì mơ ước của mình được Chúa thực hiện.  Cụ bồng Hài Nhi trên tay, dâng lời tôn ngợi Đức Chúa Trời như sau:
Lạy Chúa! Theo như lời Ngài đã hứa, bây giờ xin cho tôi tớ Ngài qua đời bình an; bởi vì chính mắt con đã thấy ơn cứu rỗi của Ngài mà Ngài đã chuẩn bị trước mặt mọi dân tộc – là ánh sáng soi đường cho các dân ngoại, và là vinh quang của Israel – dân Ngài.





Lời ngợi ca của Simeon bày tỏ sự thỏa nguyện, và đó chính là chủ đề của bản cantata mà Johann Sebastian Bach đã sáng tác. Tựa đề của bài cantata này trong tiếng Đức “Ich habe genug” – tạm dịch là “Con Thỏa Lòng.” Vì nội dung của cantata dựa trên lời ngợi ca của Simeon, nên tác phẩm này trong tiếng Việt được gọi là Bài Ca Của Simeon.
Bố Cục
Cantata Ich habe genug được chia làm 5 phần:
  1. Aria: Ich habe genug
  2. Recitativo: Ich habe genug! Mein Trost ist nur allein
  3. Aria: Schlummert ein, ihr matten Augen
  4. Recitativo: Mein Gott! wenn kömmt das schöne: Nun!
  5. Aria: Ich freue mich auf meinen Tod
Phần mở đầu của cantata là aria Con Thỏa Lòng. Chủ đề chính của cantata được viết trong cung Đô thứ (Cm) thể hiện tình cảm sâu lắng nhẹ nhàng. Tiếng kèn oboe và đàn dây quyện vào nhau thật hài hòa, giai điệu trầm lắng nhưng không u sầu; nhịp điệu thong thả của aria diễn tả tâm trạng của một người thoả nguyện sẵn sàng về với Chúa: không ưu tư, không trăn trở, không nuối tiếc.
Lời thánh ca nói rằng: Con thỏa lòng vì con đã gặp Cứu Chúa, là niềm hy vọng của sự công chính. Con được ôm Ngài trong vòng tay háo hức của con.  Con thỏa lòng vì con được bồng ẵm Ngài; đức tin của con ôm chặt Ngài trong tim con; và giờ đây, con mong ước, với niềm vui, được lìa cõi trần nầy.
Trong phần thứ hai, chủ đề Con Thỏa Lòng được thể hiện bằng một giai điệu mới trong cung Si giáng trưởng.  Bài recitativo đầu tiên của cantata này rất ngắn nhưng rất súc tích.
Bach đã khéo léo trích dẫn các phân đoạn Kinh Thánh liên hệ để viết lời cho recitativo đầu tiên trong cantata này. Lời thánh ca nói rằng chỉ một mình Đấng Yên Ủi làm con thỏa lòng (II Cô-rinh-tô 1:2-7). Con thỏa lòng vì Chúa Jesus thuộc về con và con thuộc về Ngài (Nhã Ca 2:16; 6:3).  Như Simeon, với đức tin, con giữ chặt Ngài và đón nhận niềm vui của cuộc đời mới. Thêm vào đó, trong lời ca “Chúng ta hãy cùng đi với Ngài,” Bach khéo léo mô phỏng mong ước của Sứ đồ Phao Lô được rời khỏi trần gian khổ đau, về sống bên Chúa trên thiên đàng, để trình bày tâm trạng tương tự của Simeon, và của nhiều người yêu mến Chúa, là mong ước được về với Chúa.  Lời thánh ca viết: “Và nếu chỉ có mình Chúa có thể cứu con khỏi xiềng xích của thân thể con; thì con phải nói rằng: Thật là vui khi được rời khỏi đây.  Thế gian ơi! Với ngươi, ta đã đủ rồi.”
Bài aria, trong phần thứ ba của cantata, là một bài hát ru: “Hỡi những đôi mắt mỏi mòn, hãy ngủ đi!  Hãy nhắm mắt êm ái, dịu dàng.  Thế gian ơi!  Ta sẽ không còn ở đây nữa đâu.  Ta không mắc nợ ngươi chút nào có thể ảnh hưởng đến linh hồn của ta.  Ở đây, ta phải vun góp những bất hạnh, nhưng nơi đó, ta sẽ tìm thấy sự yên nghỉ bình an ngọt ngào.”  Lời thánh ca thể hiện tâm trạng thỏa lòng của một người đã thực hiện xong những gì mình cần làm trên đời này và sẵn sàng nhắm mắt lìa cõi đời để về với Chúa.  Bach trích dẫn câu Kinh Thánh I Tê-sa-lô-ni-ca 4:14 để mô tả cái chết của người tin Chúa là sự ngủ yên trong Chúa.
Phần thứ tư của cantata tiếp tục với một recitativo. Lời thánh ca viết: “Lạy Chúa!  Khi nào Đấng Yêu Thương sẽ đến – là lúc con sẽ bước vào nơi an bình và vào miền đất lạnh; được ở bên Ngài và nghỉ an bên cạnh Ngài. Thế gian ơi!  Ta đã chào giã biệt bóng đêm.”
Bài aria kết thúc trong phần cuối của cantata có vài nét tương đồng với bài aria mở đầu; tuy nhiên bài aria kết thúc có giai điệu nhanh hơn và sống động hơn. Lời thánh ca viết rằng: “Tôi vui sướng về cái chết của mình dường như nó đã xảy ra rồi!  Và rồi, tôi sẽ vượt mọi khổ đau đã ràng buộc tôi với thế giới này.”
Toàn bộ tác phẩm kéo dài khoảng 25 phút.  Mời bạn đọc lắng nghe tấm lòng của một người sau bao năm trông mong, đã được thỏa nguyện vì gặp được Chúa.




Phước Nguyên
Thư Viện Tin Lành (2014)
www.thuvientinlanh.org


http://www.thuvientinlanh.org/jsb_ichhabegenug_bwv82/

-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

Benjamin Franklin





Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

PAUL MAURIAT - Sự nghiệp âm nhạc và di sản văn hóa Pháp .



PAUL MAURIAT  - Sự nghiệp âm nhạc và di sản văn hóa Pháp . 



 Nguồn   https://vi.wikipedia.org/wiki/Paul_Mauriat
Paul Mauriat (4 tháng 3, 1925 – 3 tháng 11, 2006) là một nhạc trưởng người Pháp.

Tiểu sử

Ông sinh tại Marseille, lớn lên ở thủ đô Paris, lúc bốn tuổi ông bắt đầu chơi nhạc và lúc mười tuổi đã ghi danh vào Nhạc viện Paris nhưng với thời gian vào năm mười bảy tuổi ông bắt đầu yêu thích nhạc jazz và nhạc phổ thông. Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thành lập ban nhạc khiêu vũ và bắt đầu chỉ huy dàn nhạc của riêng ông lưu diễn khắp châu Âu. Trong thập kỷ 1950, ông trở thành giám đốc âm nhạc và đi lưu diễn với ít nhất hai ca sĩ nổi tiếng người Pháp là Charles Aznavour và Maurice Chevalier.

Người ta biết đến ông nhiều nhất sau khi bản phối khí L'Amour est bleu ("Love Is Blue") (do André Popp soạn) của ông năm 1968 đứng đầu bảng xếp hạng của Hoa Kỳ. Paul Mauriat cùng dàn nhạc của ông rất được yêu thích ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Paul Mauriat mất tại Perpignan, thọ 81 tuổi.



Sự nghiệp và giải thưởng

Ông được trao giải Grand Prix (giải thưởng lớn) từ ngành công nghiệp ghi âm Pháp. Năm 1997, ông giành giải Commandeur des Arts et des Lettres của Bộ Văn hóa Pháp. Ông đã bán được hơn 40 triệu album trên toàn thế giới và tổ chức 28 tour du lịch tại Nhật Bản 1969-1998.

Trong khoảng đầu đến giữa thập niên 1980, Paul Mauriat đã xuất hiện trong một số quảng cáo cà phê và rượu vang truyền hình Nhật Bản, trong đó đặc trưng âm nhạc từ dàn nhạc của mình.

Các đĩa nhạc của Paul Mauriat

    Paris by Night (1961)
    Plays Standards (1963)
    Paul Mauriat Joue pour les Enfants (1963)
    Album No 1 (1965)
    Russie De Toujours (1965)
    Album No 2 (1965)
    Album No 3 (1966)
    Prestige de Paris (1966)
    Album No 4 (1966)
    Bang, Bang (1966)
    Album No 5 (1967)
    Noëls (1967)
    Album No 6 (1967)
    Love Is Blue (1968)
    Latin Nights (1968)
    Mauriat Slows (1968)
    Rain and Tears (1968)
    Cent Mille Chansons (1968)
    Rythm and Blues (1968)
    Je T'aime...Moi Non Plus (1969)
    Un Jour, Un Enfant (1969)
    Vole, Vole, Farandole (1969)
    Paul Mauriat Joue Chopin (1970)
    C'est La Vie... Lily (1970)
    Gone is Love (1970)
    Comme J'ai Toujours Envie D'aimer (1970)
    Paloma Embriagada (1970)
    Un Banc, Un Arbre, Une Rue (1971)
    Mamy Blue (1971)
    Penelope (1971)
    El Condor Pasa (1971)
    Tombe La Neige (1971)
    Apres Toi (1972)
    L'Avventura (1972)
    Last Summer Day (1972)
    Paul Mauriat Joue Les Beatles (1972)

   

    Le Lac Majeur (1972)
    Forever and Ever (1973)
    Nous Irons à Vérone (1973)
    Last Tango In Paris (1973)
    Good bye, My Love, Good bye (1973)
    White Christmas (1973)
    Retalhos de Cetim (1974)
    Je Pense à Toi (1974)
    Le Premier Pas (1974)
    I Won't Last a Day Without You (1974)
    Have You Never Been Mellow? (1974)
    L'Été Indien (1975)
    Entre Dos Aguas (1975)
    The Best of Paul Mauriat - 10 Years with Philips (1975)
    From Souvenirs to Souvenirs (1975)
    Lili Marlene (1975)
    Love Sounds Journey (1976)
    Michelle (1976)
    Love Is Still Blue (1976)
    Il Était une Fois... Nous Deux (1976)
    Chanson D'amour (1977)
    C'est La Vie (1977)
    Hymne à l'Amour (1977)
    Brasil Exclusivamente (1977)
    L'Oiseau et l'Enfant (1977)
    Overseas Call (1978)
    Dans les Yeux d'Émilie (1978)
    Brasil Exclusivamente Vol.2 (1978)
    Too Much Heaven (1979)
    Nous (1979)
    Copacabana (1979)
    Aerosong (1980)
    Chromatic (1980)
    Brasil Exclusivamente Vol.3 (1980)
    Reality (1981)
    Roma dalla Finestra (1981)
    Pour Le Plaisir (1981)
    Je n'Pourrais Jamais t'Oublier (1981)

   

    Tout Pour Le Musique (1982)
    Magic (1982)
    I Love Breeze (1982)
    Descendant Of The Dragon (1982)
    Wild Spring (1983)
    Summer Has Flown (1983)
    Olive Tree (1984)
    Piano Ballade (1984)
    The Seven Seas (1984)
    Chromatic (1984)
    Transparence (1985)
    The Best of Paul Mauriat 2 - 20 Years with Philips (1985)
    Classics In The Air (1985)
    Windy (1986)
    Classics In The Air 2 (1986)
    Song For Taipei (1986)
    Classics In The Air 3 (1987)
    Nagekidori (1987)
    Best Of France (1988)
    The Paul Mauriat Story (1988)
    Serenade (1989)
    Iberia (1989)
    Remember (1990)
    You Don't Know Me (1990)
    Gold Concert (1990)
    Retrospective (1991)
    Nostal Jazz (1991)
    Emotions (1993)
    The Color Of The Lovers (1994)
    Now And Then (1994)
    Soundtracks (1995)
    Quartet For Kobe (1995)
    Escapades (1996)
    Cri D'amour (1996)
    30th Anniversary Concert (1996)
    Romantic (1997)
    Sayonara Concert (1998)
    I Will Follow Him (2000)
    All The Best (2003, In China)


http://paul-mauriat.com/biography.html























 -------------------------------------------------------------------------------------------
 Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 
 Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.

 Albert Einstein .

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Thực phẩm cho TÂM HỒN . Phần 2

Thực phẩm cho TÂM HỒN .

Nguồn :  http://tinmung.net/AudioBooks/INDEX.htm

Phần 2.


Chicken soup for the soul 8
Tác giả : Jack Canfield - Mark Victor Hansen
Người đọc : Ái Hòa - Tuấn Anh
NXB : NXB Văn hóa Sài Gòn

Nguồn : Tuổi Trẻ





Chicken soup for the soul 10
Tác giả : Jack Canfield - Mark Victor Hansen
Người đọc : Ái Hòa - Tuấn Anh
NXB : NXB Văn hóa Sài Gòn

Nguồn : Tuổi Trẻ





Chicken soup for the soul 11
Tác giả : Jack Canfield - Mark Victor Hansen
Người đọc : Ái Hòa - Tuấn Anh
NXB : NXB Văn hóa Sài Gòn

Nguồn : Tuổi Trẻ






Chicken soup for the soul 12
Tác giả : Jack Canfield - Mark Victor Hansen
Người đọc : Ái Hòa - Tuấn Anh
NXB : NXB Văn hóa Sài Gòn

Nguồn : Tuổi Trẻ







Chicken soup for the soul 13
Tác giả : Jack Canfield - Mark Victor Hansen
Người đọc : Ái Hòa - Tuấn Anh
NXB : NXB Văn hóa Sài Gòn

Nguồn : Tuổi Trẻ




Chicken soup for the soul 14
Tác giả : Jack Canfield - Mark Victor Hansen
Người đọc : Ái Hòa - Tuấn Anh
NXB : NXB Văn hóa Sài Gòn

Nguồn : Tuổi Trẻ





http://goo.gl/5EAYQ8





-------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đời không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người không gì vĩ đại bằng trí tuệ.

A.Hamillton

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Người yêu SAIGON .

 Người yêu SAIGON .


Những hoài niệm đẹp về một Sài Gòn xưa ấy

Chỉ có người yêu mới nhận ra nét đẹp xưa còn mãi trong kiến trúc, con đường, nếp sống…
Sài Gòn năng động và vun vút đi. Ít người có thời gian và chịu bỏ công sức để cảm nhận Sài Gòn một cách trọn vẹn từ quá khứ đến hiện tại, qua những thứ “ngày nào cũng thấy”.
Thời gian làm nhiều thứ bị lu mờ và biến mất, nhưng lại tăng thêm sự quyến rũ, giá trị lịch sử cho những công trình. Mang vẻ đẹp độc đáo, lộng lẫy một thời, các kiến trúc như nhà hát lớn thành phố, UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố… vẫn đậm hơi thở của “hồn Sài Gòn”.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 1
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 2 Nhà thờ Đức Bà được xây bằng những viên gạch làm tại Marseille (Pháp), để trần, không tô trát và mang màu đỏ đặc trưng

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 3 Chợ Bến Thành – biểu tượng của Sài Gòn, có trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Cho đến nay, kiến trúc của chợ gần như vẫn nguyên vẹn 

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 4 Bến đò Thủ Thiêm nay chỉ còn trong các bức hình và trí nhớ của những người dân khu vực xung quanh

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 5 Bưu điện thành phố ngày xưa không đông khách du lịch mà nhộn nhịp người đến vì công việc 

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 6 Khách sạn Intercontinental

Từng công trình cũng có câu chuyện của riêng mình với những biến cố thăng trầm theo sự phát triển của thành phố. Ví như tiệm cà phê – bánh ngọt Givral ở ngay góc đường Lê Lợi và phố Đồng Khởi.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 7 
Givral 

Sài Gòn, chẳng có lấy một cái hồ tự nhiên với liễu rủ, bóng cây tỏa mát. Nhưng Sài Gòn có hồ Con Rùa mang dáng vẻ hiện đại, hình khối hợp tuyệt vời với phong cách năng động của thành phố này. Bao năm qua nó vẫn hòa với nhịp thành phố, chẳng bị lệch tông chút nào.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 8 
Hồ Con Rùa với kiến trúc hòa hợp với phong cách của thành phố

Đường , vẫn những hàng cây thẳng tắp nhưng vắng vẻ và thoáng đãng hơn bây giờ. Có lẽ vì thế nên cho người ta có cái cảm giác người Sài Gòn trước hình như thơ hơn, mộng hơn.
 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 9
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 10
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 11 Những con đường thoáng đãng, rộng rãi hơn của hiện tại vì lượng xe và người còn hạn chế

Sài Gòn ngày xưa cũng ngập tràn xe máy, xe đạp và ô tô. Tuy nhiên, những chiếc Mobylette, Vélosolex, Vespa, Lambretta, Honda… khiến cho Sài Gòn xưa mang nét đẹp cổ điển, thanh tao.

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 12
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 13
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 14 
Sài Gòn xưa với các dòng xe thế này là niềm mơ ước của dân chơi xe bây giờ

Bên cạnh đó, xích lô, xe lam, xe buýt góp phần làm Sài Gòn xưa thêm gần Sài Gòn nay. Hẳn những người từng nghe tiếng nổ giòn tan của xe lam nhớ lắm cái mùi khói phả vào mặt khi vô tình đứng sau xe. Có khó chịu đấy, có nhăn mặt đấy nhưng nó lại là kỷ niệm khó phai.

 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 15
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 16 
 Xích lô, xe buýt khiến Sài Gòn xưa gần hơn với Sài Gòn nay

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 17
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 18 
Và xe lam với tiếng nổ giòn

Nói đến Sài Gòn dịp tết, người ta nghĩ ngay đến đường hoa Nguyễn Huệ. Theo lời kể, kênh đào Charner nối liền với sông Sài Gòn được người Pháp lấp đi, hình thành đại lộ Charner, sau đổi tên thành đường Nguyễn Huệ.
Mỗi dịp tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về bến gần đó được tập kết trải dài trên con đường này, khiến nó thành nơi buôn bán sầm uất, nhộn nhịp người chơi hoa, du xuân và tham quan. Dù không mua bán như trước đây, nhưng đường Nguyễn Huệ cũng là một nét rất riêng được lưu giữ lại của thành phố.

 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 19 
 Đường Nguyễn Huệ xưa nhộn nhịp bán mua và người vãn cảnh mỗi dịp tết

Không chỉ bây giờ mà trước đây, phim ảnh là một thú vui của nhiều tầng lớp người dân sống ở Sài Gòn. Do đó, các rạp cũng mọc lên như nấm với đủ dạng kiểu và giá thành khác nhau.
Thậm chí có rạp mang gu riêng, không chiếu phim Trung Quốc mà chỉ hướng đến quảng bá phim đạt giải lớn với những diễn viên tài tử nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Còn các rạp như Eden hay Rex giá vé cao, chỉ thích hợp cho “con nhà giàu” hay những người có điều kiện kinh tế dư giả.
Còn các rạp bình dân như Văn Cầm, Kinh Thành, Casino Đakao… thì “mềm” hơn, là điểm tới lui thường xuyên của học trò. Ngoài ra, còn vô số các rạp khác chứng kiến sự đổi thay một thời kỳ của điện ảnh như rạp Cầu Bông, Đại Nam, Cathay, Nguyễn Văn Hảo…
 
Bảng quảng cáo phim của rạp Eden, một trong những rạp chiếu bóng có thâm niên nhất ở Sài Gòn. Mặt trước bên đường Tự Do không có chỗ cho bảng quảng cáo lớn nên họ đặt ở mặt sau bên Nguyễn Huệ. Rạp Eden hoạt động từ thời Pháp thuộc cho đến tận năm 1975 

Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 21 Người Sài Gòn yêu điện ảnh từ xưa, các rạp chiếu bóng thời đó lúc nào cũng đông người đi xem

Trong chợ Sài Gòn, các gánh hàng rong, xe đẩy dường như vẫn thế bao năm qua, khiến đất này mang dư vị khó quên trong lòng người đến và dời đi. Vẫn những món hàng thường ngày, từ trái cây, đồ khô, đồ ăn… cảnh mua bán tấp nập nhưng gánh hàng rong, xe đẩy dường như nhẹ nhàng và thong dong hơn.
 Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 22
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 23
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 24
Những hoài niệm đẹp đẽ về Sài Gòn xưa 25
Chợ và hàng rong là điều không thể thiếu khi nhắc đến Sài Gòn. Thậm chí, có những khu chợ mang danh tiếng của tính cách Sài Gòn như chợ Dân Sinh, chợ Bà Chiểu… 

Xe đẩy ngày xưa cũng bán những mặt hàng như bây giờ nhưng hình như mang dáng vẻ thong dong, nhẹ nhàng hơn

Sài Gòn luôn tận tình trong các dịch vụ đi kèm, tiệm hoa giao tận nơi này là một thí dụ

Cuộc sống của người Sài Gòn xưa cũng như Sài Gòn nay phóng khoáng và niềm nở

Sài Gòn xưa còn các cuộc thi nữ công gia chánh nhân ngày lễ như thêu, nấu ăn, viết văn…

Cảnh đánh cờ của các anh, các chú, các bác vẫn là điều quen thuộc của Sài Gòn

Sài Gòn khiến người ta phải nhớ mãi nó như câu hát tươi vui: “Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca. Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”
  
Tạ Ban
Ảnh: Sưu tầm từ Flick

 Nguồn  http://www.saigontrongtoi.com/nhung-hoai-niem-dep-ve-mot-sai-gon-xua-ay.html

Thứ Tư, ngày 23 tháng 7 năm 2014

Cầu Ba Cẳng của Sài Gòn xưa

“Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận... nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng” – trích lời nhà văn Trương Đạm Thủy.


Cầu Ba Cẳng ở Chợ Lớn, gần phía sau chợ Kim Biên nay không còn nữa. Cầu ở đầu đoạn rạch Bãi Sậy, nay lấp thành đường Bãi Sậy và Phạm Văn Khoẻ quận 6.
Cầu Ba cẳng nằm ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ, hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và cầu tồn tại đến năm 1990 thì bị sập.


Rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng ngày này đã lấp đến 90% trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văn Khoẻ, Quận 6, chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu Ba Cẳng rẽ phải một đoạn ngắn chảy ra rạch Tàu Hủ.
Đây là con đường chính để đưa hàng hóa đến chợ và hàng hóa từ chợ sau đó lại tỏa đi khắp nơi khi vận tải đường bộ còn chưa phát triển trong nửa đầu thế kỷ 20. Ảnh. J.-C. Curtet.
Cầu Ba Cẳng (phía sau chợ Kim Biên, nối 2 bờ rạch Hàng Bàng).

Gần cầu Ba Cẳng, ở ngã ba rạch Bãi Sậy từ kênh Tàu Hủ và rạch chạy đến đường Kim Biên (tiếng Quảng Đông nghĩa là Cao Miên, vì trước đây gọi là đường Cao Miên hay rue de Cambodge) là đường Gò Công, đây là đường từ Chợ Lớn đi xuống Gò Công (cầu Ba Cẳng có bậc đi xuống đường Gò Công).
Trụ sở và xưởng sản xuất “xà bông Việt Nam” nổi tiếng của ông Trương Văn Bền trong những thập niên giữa thế kỷ 20 nằm ngay trên đường Kim Biên.


Ngày nay rạch bãi Sậy đã hầu như bị lấp hoàn toàn. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn một đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ. Cầu Palikao trở thành đường Ngô Nhân Tịnh.
Cầu Ba Cẳng đã sập, không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một câu gần Bắc Kinh, gọi là Bát lí kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh.

Cầu Ba Cẳng bắc qua rạch Bãi Sậy, gần Chợ Bình Tây, và gần phía sau chợ Kim Biên (chợ Kim Biên chỉ mới có sau 1975, trước đó vị trí chợ là một công viên). Chân cầu bên phải là đường Gò Công ngày nay.

Đây là tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện "Dân chơi cầu Ba Cẳng" của nhà văn Trương Đạm Thủy...


Kênh Bonard, tức rạch Bãi Sậy, Chợ Lớn, cũng được gọi là kênh các lò gốm. Cái cẳng thứ 3 của Cầu 3 cẳng là hướng thẳng vào trục đường Trịnh Hoài Đức. Và đúng là rạch Lò Gốm và Bãi Sậy là 2 rạch khác nhau.
Nhiều rạch xưa nay đã bị lấp, nên trên các bản đồ Sài Gòn mới sau này không còn tìm thấy chúng. Trong phần chú thích tiếng Pháp có ghi rõ: "Đường nhà buôn (tức là đường Nguyễn Văn Thành). Kênh Bonard, cũng được gọi là kinh các lò gốm, là một huyết mạch thương mại chính của Chợ Lớn".



Đoạn cuối rạch Bãi Sậy gần Cầu Ba Cẳng, nhìn từ cầu Palikao. Cầu Palikao là cầu qua rạch Bãi Sậy trên đường Ngô Nhân Tịnh. Gần cầu Palikao và chợ Kim Biên hồi xưa có ngôi nhà lớn của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn, đó là ông Trần Hữu Định, cũng được gọi là Bá hộ Định, người được xếp thứ tư trong "Tứ đại Phú Gia Sài Gòn": Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
 
3 cẳng đều giống nhau nên khó phân biệt được cẳng nào với cẳng nào.

Cầu Ba Cẳng nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức (là con đường chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy). Đi về phía phải của Cầu Ba Cẳng trong hình này vài chục mét là tới chợ Kim Biên ngày nay, còn về phía trái khoảng 200m là tới Đại lộ Đông Tây và kênh Tàu Hủ.
Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950, ngày nay cầu này không còn nữa. Cái cẳng trong hình này là cẳng đi xuống đường Yunnan, tức Vân Nam (sau 1955 là đường Vạn Tượng), còn hai cẳng kia thì bắc qua hai con đường hai bên rạch Bãi Sậy: bên trái xuống bến Bãi Sậy, bên phải xuống bến Nguyễn Văn Thành nơi đầu đường Cambodge (sau 1955 là đường Kim Biên).


Thứ Tư, ngày 20 tháng 8 năm 2014

NGÀY CHỦ NHẬT CỦA NGƯỜI SÀI GÒN

Danh Đức
La Pagode - Sài Gòn

Tôi thuộc thế hệ mà trong giấy khai sanh, trong mục nơi sinh còn ghi tên đường bằng tên Tây - rue Paul Blanchy. Nói theo nam ca sĩ George Micheal trong album "Song of the last century", tôi thuộc nửa sau thế kỷ trước.
Chẳng phải là hoài cổ gì, song, như người Pháp có câu nói:"Paris đã không được dựng nên chỉ trong một đêm". Sài Gòn 300 năm hơn này cũng thế. Sài Gòn như một đô thị thực sự, mới chĩ bắt đầu chưa được 150 năm, kể từ sau khi người Pháp đỗ bộ vào đây. Muốn hay không muốn, nếp sống đô thị của Sài Gòn này cũng xuất phát từ một khuôn mẫu mà các ông già xưa gọi là "cô-lô-nhền" (colonial), nay gọi là thuộc địa. Muốn hay không muốn, cái khuôn mẫu đó cũng đã tồn tại gần trăm năm, trước khi nhường chỗ cho một hình thái đô thị khác như đáng thấy ngày nay.
Sài Gòn khi đó vẫn còn chưa lớn rộng như bây giờ. Đường Nguyễn Văn Thoại (ngang khu chợ Tân Bình bây giờ) vẫn rậm lá rừng cao su. Thậm chí đọan từ Lăng Cha Cả đến ngã tư Bẩy Hiền, trên đường Hoàng Văn Thụ bây giờ, vẫn còn là khuôn viên của một trung tâm khảo cứu nông nghiệp.
Sài Gòn thời đó vẫn còn giữ nguyên khuôn mẫu của một thị trấn, bourg, và lối sống thị thành, bourgeois, trong ý nghĩa của những "đô thị" nguyên thủy và thị dân trước khi trở thành "tư sản". Một bourg ở Châu Âu quây quần quanh tâm điểm là mái nhà thờ. Bên cạnh đó là tòa thị chánh. Ở đó sẽ có một quảng trường, place, park. Chung quanh đó là cái quán rượu, hàng bánh mì, như là điểm hẹn của cả thị trấn. Người Pháp đã mang cái mô hình đó vào Sài Gòn này. Với nhà thở Đức Bà trên ngọn đồi cao nhất thành phố. Nhà Bưu Điện ở bên cạnh. Đổ dốc xuống là rue Catinat. Quẹo trái là tòa thị chánh, Hotel de Ville, hết dốc là Nhà Hát Lớn, Theatre municipal, quanh đó là quán xá,. Những Givral nổi tiếng với "Người Mỹ Thầm Lặng", La Pagode, Brodard là những điểm hẹn của các "ông Tây bà Đầm". Trong tiếng Pháp có một động từ rất dễ thương, động từ "s'endimancher" đến từ danh từ "dimanche" (ngày Chúa nhật), nghĩa là diện đẹp để đi nhà thờ vào ngày Chúa nhật.
Người Pháp ra đi, lớp thị dân giàu có thế chỗ. Sáng Chúa nhật, những chiếc Peugeot 203, rồi thì 403 cứ thế mà đậu chung quanh nhà thờ Đức Bà. Từng gia đình nắm tay nhau vô nhà thờ, rồi trở ra. Trước khi lên xe ra về, cả nhà quây quần trước hai kiosque bánh mì. Hai bên tòa nhà Bưu Điện xuất hiện hai kiosque chuyên ban bánh mì và bánh ngọt, bên trái là quán "Nguyễn Văn Ngải", bên phải là "quán Bưu Điện". Người sành điệu nme6 bánh mì Nguyễn Văn Ngãi hơn, nhất là bánh mì tôm (với sauce mayonaise), và bánh baba au rhum nồng nàn mùi rượu. Một ổ bánh mì tôm cho đứa con học hành khá nhất trong tuần, những đứa con còn lại, học kém hơn, thì chỉ được ổ bánh mì "paté" thôi. Một điểm tâm sáng thật "công bằng", trước khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm thịnh soạn của ngày Chúa nhật. Hạnh phúc gia đình là như thế. Và ngay cả cái chất thị dân đích thực cũng là như thế, ngăn nắp trong cả sự trù phú.
Người thị dân Sài Gòn đích thực không hề có lối nhậu vác cả két "la de" (bia), cả thùng "Budweiser", cả chai rượu "Cognac" ra dằn trên bàn! (Cái kiểu uống trăm phần trăm, pha cả lít rượu và cả nón sắt đựng nước dừa "ô kê thau!" đó chỉ dành cho cánh lính trơn, thuộc "chỉ số bóp cò", sống nay chết mai). Họ không chỉ thưởng thức từng ngụm Cognac. Martell cổ lùn vào Sài Gòn vào năm 1965 thay cho Martell cổ cao, từng ngụm lade, mà còn thưởng thức cả việc được người phục vụ rót từng ly cho họ. Động từ "Nhậu", xin lỗi, không được dùng trong giới này. Người thị dân thực sự không tham "nhậu" bỏ bê gia đình, cho dù họ có là thương gia! Chính vì lẽ đó, những bữa cơm gia đình vẫn là tối thượng.
Sống như thế không có nghĩa là "Trưởng giả học làm sang". Trái lại! Tỉ như tui  ưa "gu" thuốc lá đen, tui hút "Bastos", anh ưa "gu" thuốc thơm, anh hút Pall Mall, Lucky Strike, tùy anh. Anh ta ưa "gu" thuốc lá the, anh ta hút "Salem", mặc anh ta. Không ai phải mặc cảm khi hút đúng "gu" của mình cả. Ông giáo sư, ông bác sĩ mà "ghiền" quá cũng hút "Bastos" như mọi người.
Người thị dân có "gia phả" biết thưởng thức tất cả trong sự thành thật với người, trung thực với chính "cái tôi" của mình, chứ không vong thân vì gói thuốc. Cũng như, nếu tui là công chức, nặng gánh gia đình, sáng sáng tui ra quán hủ tíu đầu đường, uống cà phê, ăn điểm tâm (bánh bao, xíu mại, há cảo...), đâu cần đợi đến ngày nay mới biết ăn cũng chừng ấy món mà phải tréo quai hàm đọc thành"dim sum"! Ngày xưa Tân Gia Ba (Singapore), Hồng Kông làm sao sánh nổi với Hòn Ngọc Viễn Đông này về sự thanh lịch.
Điều gì làm nên tính cách của thị dân? "Sự chịu chơi"? E rằng không phải. Mà là sự thanh lịch! Thật ra, sự thanh lịch đó mất dần từ đầu những năm 70, khi mà chiến cuộc khốc liệt đem lối sống "nhà binh" tràn đầy thành phố.

Tất cả rồi cũng qua đi. Hào hoa, món hàng xa xỉ trong thời chiến thì nay lại trở nên lỗi thời giữa nhịp sống công nghiệp gấp gáp thời bình. Thời nay, hiếm thấy còn một mẩy đấng mày râu mở cửa cho phụ nữ vào, biết kèo ghế cho phụ nữ ngồi. Bỗng dưng nhớ lại ca khúc từng đoạt giải Grammy "Where Have All The Cowboys Gone" của nữ ca sĩ Paula Cole. Ôi, đâu rồi những đấng trượng phu!


 Nguồn  http://vuisongmoingay.blogspot.com


Sài Gòn, một thế kỷ sau


Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày… Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm… Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.

cattoc-157924-1371313004_500x0.jpg

Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn.

taxi-929960-1371313008_500x0.jpg

Là phương tiện vận chuyển tiện lợi, taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20. Trong ảnh là chiếc taxi năm 1970 (ảnh trên) và hiện nay (ảnh dưới).

bannuoc-957923-1371313016_500x0.jpg

Sài Gòn xưa có hàng nước, quán cóc bán trà đá, trà chanh…thì trên phố Sài thành hiện nay cũng phổ biến gánh hàng, bàn giải khát với đủ loại nước có ga, nước chanh, sâm lạnh, nước dừa…

buudien1-664510-1371313021_500x0.jpg

Nghề đưa thư ở Sài Gòn bắt đầu phát triển từ đầu thế kỷ 20, chủ yếu là bằng chân, do các đoàn người vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ một số ít thư được vận chuyển bằng xe. Khi đó đất phương Nam còn nhiều rừng rậm thú dữ nên nghề đưa thư khá nguy hiểm. Ngày này nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, máy móc thiết bị hiện đại nên việc thông tin liên lạc đã nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều lần.

hutiu-486940-1371313027_500x0.jpg

Hình ảnh chiếc xe đẩy bán hủ tíu dạo gắn liền với văn hóa ẩm thực Sài Gòn hơn 100 năm nay. Những chiếc xe bán hủ tíu đến nay gần như vẫn còn giữ nguyên cách buôn bán lề đường, đặc biệt là là tiếng gõ “lách cách” đặc trưng. Ngày nay vẫn còn những tiệm bán hủ tíu trên 50 năm tuổi như các tiệm của người Hoa ở khu Chợ Lớn, trên đường Triệu Quang Phục (quận 5), đường Gia Phú (quận 6),…

hangrong-247511-1371313029_500x0.jpg

Gánh hàng rong đã có từ rất lâu đời, và trở thành một nét văn hóa đặc trưng rất Sài thành. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, gánh hàng rong ngày nay không khác xưa là mấy, vẫn đơn sơ quà vặt, bình dị những tiếng rao.

suagiay-413138-1371313030_500x0.jpg

Nghề sửa giày bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, cho đến nay đã trở thành một trong những nghề thủ công lâu đời nhất tại Sài Gòn. Sửa giày được xem là một nghề khá nhàn nhã, thu nhập không cao nhưng ổn định, bất cứ khi nào cũng có việc để làm. Ngày nay, nghề sửa giày ít nhiều đã bị mai một, nhưng vẫn có thể bắt gặp những người thợ già đang miệt mài đóng giày trên hè phố, nhất là ở các đường Lê Thánh Tôn, Hai Bà Trưng (quận 1)…
Theo VnExpress
Nguồn  http://www.saigontrongtoi.com/sai-gon-mot-the-ky-sau.html




-------------------------------------------------------------------------------------------

-Bậc thềm tiến vào thánh đường của trí tuệ là biết sự ngu dốt của chính mình.

The doorstep to the temple of wisdom is a knowledge of our own ignorance.

 Benjamin Franklin

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran