Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

CÁC CÔNG THỨC PHỔ THÔNG . Phần 3 .





CÁC CÔNG THỨC PHỔ THÔNG .

Phần 3 .



53. ĐỊNH LUẬT NEWTON  1 .  




54. CÔNG CHUYỂN ĐỘNG  .  





55. CÔNG TOÀN PHẦN .  




56. CÔNG SUẤT .  





57. CÔNG SUẤT CHUYỂN DỊCH .  





58. CÔNG SUẤT VẬN TỐC .  






59. ĐỘNG NĂNG .  





60. THẾ NĂNG .  





61. GIA TỐC HƯỚNG TÂM .  






62. VẬN TỐC VÒNG .  





63. VẬN TỐC TỪ PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU .  






64. VẬN TỐC TRUNG BÌNH TỪ PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU .  





65. KHOẢNG CÁCH DỊCH CHUYỂN .  







66. MA SÁT ĐỘNG .  





67. MA SÁT TĨNH .  




68. ĐỊNH LUẬT HẤP DẪN NEWTON .  




69. ĐỊNH LUẬT VŨ TRỤ KEPLER  3 .  




70. GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG .  




71. VẬN TỐC TỚI HẠN .  




72. ĐỊNH LUẬT HOOKE .  




73. THẾ NĂNG ĐÀN HỒI .  




74. ĐỊNH LUẬT NEWTON  2 .  



75. XUNG LƯỢNG THEO VẬN TỐC .  



76. XUNG LƯỢNG THEO THỜI GIAN .  



77. ĐỘNG LƯỢNG THEO VẬN TỐC .  



78. ĐỘNG LƯỢNG THEO THỜI GIAN .  



79. NGẪU LỰC - MOMENT .  



80. CHUYỂN ĐỘNG CON LẮC ĐƠN .  




81. MOMENT XOẮN .  




82. KHỐI LƯỢNG RIÊNG .  




83. KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA NƯỚC TỪ NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN .  
<script type="text/javascript">
function calc()
{
var o = $("#opt1").val();
if(!$("#t").val() || !$("#w").val())
{
alert("Enter the proper value");
}
else {
var t = parseFloat($("#t").val());
var w = parseFloat($("#w").val());
w = w/1000;
if(t == "" || w == "")
{
alert(" Please enter all required feilds ");
}
if(o=="f"){
t = 100/(212-32) * (t - 32); //fahrenheit to celsius
}
var r = 1000*(1.0-(t+288.9414)/(508929.2*(t+68.12963))*(Math.pow(t-3.9863,2))); // t dependent density
var aa = 0.824493 - 0.0040899*t + 0.000076438*Math.pow(t,2)-0.00000082467*Math.pow(t,3) +
0.0000000053675*Math.pow(t,4);
var bb = -0.005724 + 0.00010227*t - 0.0000016546*Math.pow(t,2);
var rr = r + aa*w + bb*Math.pow(w,(3/2)) + 0.00048314*Math.pow(w,2);
$("#r1").val(Math.round(rr*100)/100);
}
}
</script>



84. NĂNG LƯỢNG KHỐI  EINSTEIN .  




85. ỨNG SUẤT .  




86. CHUYỂN VỊ .  




87. MODULE  YOUNG .  




88. CHUYỂN ĐỘNG VẬT PHÓNG VỚI VẬN TỐC THẲNG ĐỨNG .  



89. CHUYỂN ĐỘNG VẬT PHÓNG VỚI DỊCH CHUYỂN THẲNG ĐỨNG  .  




90. CHUYỂN ĐỘNG VẬT PHÓNG VỚI DỊCH CHUYỂN NẰM NGANG .  







Nguồn  http://engineering-students.com/

http://www.calculateme.com/index.htm


http://easycalculation.com/physics/classical-physics/classical-physics.php


Xem thêm

Các công thức phổ thông . Phần 1 .
Các công thức phổ thông . Phần 2 .
Các công thức phổ thông . Phần 3 .
Các công thức phổ thông . Phần 4 .
Các công thức phổ thông . Phần 5 .
Các công thức phổ thông . Phần 6 .



Trần hồng Cơ 
Biên soạn - Trích lược .
Ngày 06/09/2014 .
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Chúng ta phải biết và chúng ta sẽ biết . 

 David Hilbert .

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Nỗi buồn không lên tiếng EL TRISTE .




Nỗi buồn không lên tiếng - EL TRISTE.


Làm sao tôi bày tỏ được tấm lòng
Với nỗi buồn không bao giờ nín lặng ? 
Khi chúng ta mang một mối tình sâu nặng 
Cùng bước đi qua những năm tháng ơ hờ .

Tôi đã thấy rồi : những sợi tóc bạc phơ 
Lời báo hiệu cuối cùng buồn sẽ hết ?
Nhưng không phải vậy : "
Người bạn buồn thân thiết ,
Nếu bạn ra đi ai sẽ ở bên tôi ? "

Hỡi bãi biển xa ! vắng ánh nắng mặt trời , 
Màu xám nhuộm mặt biển xanh ảm đạm .
Hôm nay vẫn lặng lẽ cuốn quanh người ,
Chỉ mình tôi - cô đơn không tiếng sóng .



Mãi không biết rằng : trong cuộc đời lắng đọng 
Tôi sẽ ra sao nếu thiếu vắng nỗi buồn . 
Nếu những ngôi sao tạm biệt ánh hoàng hôn 
Bóng đêm đến - sẽ không còn tiếng hát .

Xin hãy để đêm cứ tỏa hương thơm ngát 
Thì cũng thế thôi nếu vắng bóng nỗi buồn
Hãy để tôi không tỏa sáng tâm hồn 
Vì bạn hỡi tôi muốn mình nếm trải .

Liệu có đủ lòng từ bi thương hại 
Để câu chuyện này còn mãi với thời gian ,
Chuyện tình yêu nhân thế vốn đa mang 
Vẫn không chấm dứt dù ngày qua tháng lại .



Bạn vẫn ở bên tôi , hỡi nỗi buồn tự tại !
Có phải câu chuyện này còn mãi với thời gian
Hãy để câu chuyện này còn mãi với thời gian
Thì cũng vậy thôi : Nỗi buồn không lên tiếng .



* Đềm suy nghĩ về nỗi buồn 
Trần hồng Cơ
30/04/2014



Nỗi buồn - Giải nhất Âm nhạc Latinh  2013 .

Lyrics to El Triste :

Que triste fue decirnos adios
Cuando nos adorábamos mas
Hasta la golondrina emigro
Presagiando el final
Que triste luce todo sin ti
Los mares de las playas se van
Se tiñen los colores de gris
Hoy todo es soledad
No sé si vuelva a verte
Después
No sé que de mi vida será
Sin el lucero azul de tu ser
Que no me alumbra ya
Hoy quiero saborear mi dolor
No pido compasión ni piedad
La historia de este amor se escribió
Para la eternidad

Que triste todos dicen que soy
Que siempre estoy hablando de ti
No saben que pensando en tu amor
En tu amor
He podido ayudarme a vivir
He podido ayudarme a vivir
Hoy quiero saborear mi dolor
No pido compasión ni piedad
La historia de este amor se escribió
Para la eternidad
Que triste todos dicen que soy
Que siempre estoy hablando de ti
No saben que pensando en tu amor
En tu amor
He podido ayudarme a vivir
He podido ayudarme a vivir

[ These are El Triste Lyrics on http://www.lyricsmania.com/ ]

Sad One

It was sad to say goodbye
When we adored each other more
Even the swallow flew away
Betokening the end

Everything seems to be sad without you
The seas leave the shores
Everything is painted in grey colors
Today everything is the loneliness

I don't know If I'll see you later
I don't know what will be my life
Without the blue light of your being
That doesn't shine me anymore
Today I want enjoy my pain
I don't ask for any compassion and pity
The story of this love
Was written for the eternity

He's so sad - I'm said by everyone
That I'm always talking about you
They don't know that I'm thinking about your love, your love
I can go on living





Seals And Crofts - Windflowers Lyrics
Artist: Seals And Crofts
Album: Unborn Child
Genre: Rock



Windflowers, my father told me not to go near them
He feared them always, said they carried him away

Windflowers, I couldn't wait to touch them
To smell them, I held them closely, now I cannot break away

Their sweet bouquet disappears like a vapor in the desert
Take a warning, son

Windflowers, their beauty captures every young dreamer
Who lingers near them, ancient windflowers, I love you


Read more at http://www.songlyrics.com/seals-and-crofts/windflowers-lyrics/#F8zJZz4xCS5LZtPd.99

 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .



Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Cô Gái Thành Rome - Alberto Moravia .



Cô Gái Thành Rome





Nguyên tác : The Woman of Rome
Tác giả : Alberto Moravia
Dịch giả : Trịnh Xuân Hoành



Lời giới thiệu

Alberto Moravia tên thật là Alberto Pincherle sinh ngày 22-11-1907 tại Rome, trong một gia đình gốc xứ Morava, cha là kiến trúc sư. Năm lên chín tuổi ông mắc bệnh lao xương, phải bỏ học, nằm trong nhà thương chữa bệnh liền trong tám năm. Tuổi thơ trôi qua trên giường bệnh đã để lại nhiều dấu vết trong văn ông. Ông nói: "Thật là khó khăn cho tôi khi ra viện không được nhìn cuộc đời bằng con mắt người bệnh". Ông trau dồi kiến thức bằng tự học. "Tôi sinh ra như một nông dân, qua tật bệnh, tôi đã hấp thu được chủ nghĩa suy đồi, văn hóa châu Âu và trở thành trí thức".





Năm 1929 ông nổi tiếng ngay ở cuốn tiểu thuyết đầu tay Những kẻ thờ ơ. Suốt nửa thế kỷ, ông sáng tác đều đặn. Cuốn mới nhất của ông là Người đàn ông nhìn, xuất bản khi ông vừa bước vào tuổi tám mươi. Trong Đại chiến thế giới II, A. Moravia cùng vợ là nữ văn sĩ Elsa Moran hoạt động bí mật trong lực lượng chống Mussolini. Ông đi thăm Liên Xô năm 1958 và viết cuốn Một tháng ở Liên Xô. Ông cũng từng thăm và viết về Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước châu Phi.

Tên tuổi của Alberto Moravia gắn liền với nhiều vụ sôi động của văn học Ý. Mỗi tác phẩm của ông là một sự kích thích và khiêu khích đối với các giá trị đạo lý tư sản, một nền đạo lý phụ thuộc vào tiền tài và bất lực trước tình dục. Các nhân vật của Alberto Moravia thường thất bại trong tình yêu và trốn vào tình dục với tất cả cái chán chường, cái vô nghĩa của đời sống nhưng không sao thoát ra được.

Năm 1952, giáo hội La Mã đã cấm đọc các sách của ông. Nhưng đến nay ông được coi là nhà văn có cái nhìn sâu sắc vào bậc nhất của nửa đầu thế kỷ văn học Ý. Ông nhìn xã hội Ý đầy những thành kiến đáng nguyền rủa. Ông nhìn thành phố Rome với những sa đọa đáng kinh ngạc. Và nhất là khi ông nhìn người đàn bà mà ông hằng ngưỡng mộ(1). Ông là người quan sát tâm lý phụ nữ rất tài ba. Nhân vật nữ của ông thường được thể hiện tinh tế và chân thật như vốn có trong cuộc đời. Ở mỗi dòng là một khám phá, một thám hiểm vào tâm linh u uẩn của người đàn bà. Trên tạp chí văn học Pháp (Magarine littéraire) số tháng 4-1986 khi một phóng viên hỏi: "Đến nay một người đàn bà có còn là mẫu quan sát tuyệt vời của ông nữa không. Ông đã trả lời: "Tôi không chối rằng tôi có một mối thích thú đặc biệt đối với người đàn bà vì dù sao đó cũng là một nửa của nhân loại".
Trong tiểu thuyết chúng ta đang đọc đây nhân vật chính cũng là người đàn bà, một cô gái điếm, Adriana. Chỉ với một tiểu thuyết này, qua một nhân vật này cũng đủ thấy cái tài phát hiện và diễn đạt những biến động tinh tế trong tâm hồn con người, đặc biệt là người đàn bà, và giải thích có lý về những sự kiện không giải thích nổi của Alberto Moravia.

Alberto Moravia viết cuốn Cô gái thành Rome ở tuổi bốn mươi. Cuốn truyện là lời kể mộc mạc của nhân vật chính về cuộc đời mình. Ngôn ngữ, suy nghĩ, lập luận của tác giả đều bị nhân vật quy định. Chỉ bằng từ vựng ít ỏi vả khả năng quan sát khiêm tốn của Adriana, Moravia vẫn đủ sức làm cho làm sáng rõ những biến động tâm lý, những thay đổi tính cách trong nhiều nhân vật. Bằng những hiện tượng dễ thấy, Moravia bộc lộ được bản chất sâu kín nhất của xã hôi ông đang sồng. Ông cắt nghĩa sự sa đọa của một tâm hồn trong sáng và lý giải sự sáng trong của những cuộc đời sa đọa một cách chân thực đến kinh ngạc. Chất liệu trong cuốn tiểu thuyết này đều không có chỗ nào là cường điệu hay cố ý. Mọi sự đều diễn ra tự nhiên, hợp lý và rất đời thường. Ấy thế mà một cô gái trong trắng, thùy mị như Adriana bị đẩy vào trụy lạc. Ngay chính nhân vật cũng bàng hoàng trước sự sa đọa khủng khiếp của đời mình khi mọi sự lại vẫn cứ như không có gì xảy ra: cô vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn xinh tươi, nắng vẫn chiếu trên vỉa hè. Có lúc cô phải kêu lên: "Mình là một con đĩ", để thấy cái tác động của những đổi thay đó đến lòng mình. Tài năng của Moravia là dựng lại được cái vẻ đời thường đó của tội ác. Ông cảnh tỉnh xã hội và cảnh tỉnh mỗi con người: trong đời thường cái ranh giới xấu tốt, thiện ác có khi chỉ là một sợi tóc, mong manh đến nỗi ngỡ như không có và chúng ta cũng như toàn xã hội đi qua nó lúc nào không biết.

Mãi dâm là một vết đê nhục trong đời sống nhân loại. Khi con người bị đẩy xuống hàng công cụ sẽ xuất hiện một thế giới phi nhân tính, mọi quan hệ tình cảm đều bị biến dạng. Người ta kinh ngạc tự hỏi: vậy những cô gái trong nghề đó vui buồn ra sao? Vì sao họ trở thành như vậy? Gần như có một bức màn bí ẩn bao phủ cái "nghề nghiệp" kỳ quặc ấy. Chẳng thế mà anh sinh viên Giacomo trong buổi trò chuyện đầu tiên với Adriana đã bất đồ bẻ ngoéo một ngón tay cô, để xem cô có biết đau như người thường không?

A. Moravia không làm điều tra xã hội học (như Vũ Trọng Phụng ở ta trong cuốn Làm Đĩ), ông chỉ nghiên cứu tâm lý. Ở một bối cảnh tha hóa nhân tính như thế, những gì còn lại ở tính người? Chất người tốt đẹp còn hiện diện ở những đâu? Đọc A. Moravia, nên đọc vào từng nhân vật.

Bà mẹ Adriana là người đầu tiên đẩy Adriana vào trụy lạc, nhưng bà không tự biết hay nói đúng hơn là bà không nghĩ, không muốn nghĩ, không dám nghĩ tới các hậu quả của nó. Bà chỉ muốn thoát ra khỏi cảnh khốn cùng. Bà thương con gái, bà không muốn con bà phải lặp lại cuộc đời khốn khổ như bả. Muốn thế chỉ còn cách coi sắc đẹp trời phú của Adriana như một thứ tài sản, một cái vốn để sinh lợi. Từ thực tiễn đến thực dụng, bà mẹ đã ấp ủ cái ý định mà chính bà cũng không dám nhìn thẳng vào nó, sử dụng thân xác con gái như một món hàng. Nhưng bà là bà mẹ. Cái chất mẹ ấy đã âm ỉ cắn rứt lương tâm bà, có lúc làm bà kinh hãi. Ngòi bút giải phẫu của Moravia rất sâu sắc trong việc thể hiện tính cách phức tạp như vậy.

Gino là nguyên nhân trực tiếp đẩy Adriana vào sa ngã. Đây là nhân vật có tính cách đê mạt nhất trong cuốn truyện, nhưng đấy lại là người lý tưởng của cô gái Adriana khi cô còn trong trắng. Mỗi một hành động của Gino, ngay cả khi được nhìn bằng ánh mắt tôn thờ của Adriana vẫn hàm chứa sự giả dối đến đê tiện. Khi mừng vui cũng như khi lo âu, nhân vật này luôn luôn bộc lộ bản chất "thằng" của hắn. Chính hắn mới là kẻ bán mình đúng nghĩa. Hắn biết thể hiện một cách tuyệt vời những tình cảm mà hắn không hề rung động. Tính cách ấy không chỉ tác hại trong tình yêu, hắn có thể trở thành chính khách lưu manh, nhà văn bồi bút...

Cô bạn gái Gisella như một cái kích cuối cùng đẩy Adriana xuống vực, bắt đầu từ chuyến đi Viterbo. Gisella muốn biến Adriana thành giống mình để tước đi cái quyền phê phán của cô. Gisella hại bạn hồn nhiên như một trò đùa, nhưng đằng sau cái trò đùa ấy là đặc tính của kẻ ác: kẻ ác không muốn cho ai hạnh phúc hơn mình.

Adriana thì lại quá ngây thơ, đa cảm và rất mực dịu dàng. Cô dễ rớt lệ chỉ vì một câu nói thô bạo. Cô chợt thấm thía nỗi cô đơn của thời con gái khi nghe tiếng nhạc từ công viên vọng tới căn nhà tồi tàn của hai mẹ con cô. Cô không biết đố kỵ, không biết hằn thù. Tâm hồn cô luôn tràn đầy tình cảm trìu mến, biết ơn và nhân hậu. Ngay sau này khi phải điêu đứng khổ sở vì những kẻ xấu, cô cũng không cảm thấy oán trách hay căm thù họ. Cô cay đắng nhận ra sự ngây thơ của mình chỉ gây xúc động cho một số ít người,còn với đa số, nó là trò cười và đẩy họ đến những hành vi đê tiện. Có thể nói với Adriana, phẩm chất tạo nên sự bất hạnh. Giá cô ích kỷ một chút, quyết liệt một chút, cuộc đời cô có thể sẽ khác đi. Bạn đọc Việt Nam hẳn có lúc đã phải bực mình về thái độ chịu đựng của Adriana, nhất là với câu chuyện ở Viterbo. Nhưng đây là một cô gái của thành Rome, của xã hội Ý. Moravia đã để sự ngây thơ đối diện với lừa lọc, dịu dàng đối diện với ác độc. Adriana thua cuộc vì xã hội ấy chưa cho phép đức hạnh chiến thắng. Thật xót xa khi thấy cái trong trắng nhất lại bị vùi trong bùn đen nhơ bẩn nhất. Giống như nàng Kiều ở ta, khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Adriana tự hỏi thế này là thế nào? Cô không nhận ra mình nữa, vừa mới đây thôi cô còn ao ước một hạn phúc gia đình êm ấm bé nhỏ, thế mà giờ đây... Adriana thấy mình chơi vơi giữa một khoảng không rỗng tuyếch, không nơi nào bấu víu, không cách định hướng. hình như Adriana một thân một mình và Adriana giữa mọi người là hai người khác nhau. Nhưng đâu là Adriana thật, đâu là Adriana đang sống? Ở những trang độc thoại nội tâm của Adriana, ngòi bút tiểu thuyết của Moravia tinh tế tột độ trong một sự dịu dàng tàn nhẫn. Ông không né tránh thực tế tàn nhẫn với tất cả những dục vọng thấp hèn của nó. Nhưng lòng ông đầy trắc ẩn trước cái trong trắng bị nhuốm bùn và khao khát vô vọng được trắng trong trở lại.

Nhiều nhà phê bình cho rằng A.Moravia có con mắt của kẻ rình mò, ông quan sát tinh tường những diễn biến trong lòng người và những quy luật chi phối những diễn biến đó. Rất khác với Victor Hugo, ông không hề chiều chuộng những ý muốn lãng mạn khi xây dựng các nhân vật. Chính trong chiều hướng tôn trọng hiện thực vốn có của đời sống, Adriana không thể là vô tội trong sự sa đọa của mình. Cô ham muốn khoái lạc trong tình yêu. Khi tình yêu mất rồi thì ham muốn đó vẫn còn. Cô cũng sợ túng thiếu vất vả. Những đoạn Moravia phân tích cảm giác của Adriana khi cô nhận tiền là những phát hiện kinh ngạc về tâm lý. Adriana rơi vào nghề làm điếm, nhưng cô lại là người biết yêu, say đắm và chung thủy, muốn được hy sinh cho người mình yêu. Những phẩm chất ấy là nghịch lý với nghề nghiệp của cô. Cái bi đát của đời cô cũng là ở đấy. Mối tình đơn phương của cô đối với anh sinh viên Giacomo thật là đẹp. Ngòi bút tế nhị của Moravia đã phân tích rất khéo đâu là tình yêu, đâu chỉ là sự kiếm sống. Việc nọ lồng vào việc kia nhưng rất khác biệt. Tâm trạng Adriana xáo động một cách tội nghiệp trong tình trạng xáo động và chua xót ấy. Moravia ít đưa ra những tính huống gay cấn về sự kiện, nhưng ông lại rất quan tâm tới nhưng đổi thay cảm xúc đột ngột của nhân vật. Ông diễn đạt, lý giải những biến động ấy bằng một sự thấu hiểu kỳ lạ. Sức hấp dẫn lớn nhất của cuốn truyện chính là ở sự khám phá đó.

Nhân vật nào của Moravia cũng có một sức sống linh động, ám ảnh tâm trí người đọc. Astarita, Giacomo, Sonzogno, ba người đàn ông liên quan nhiều tới quãng đời giang hồ của Adriana là cả ba thế giới khác biệt. Ở Astarita, tình yêu chung sống với sự tàn nhẫn, cái nọ truyền say mê cho cái kia. Là một quan chức cảnh sát hắn có một thích thú kỳ lạ là hỏi Adriana chuyện làm tình tỉ mỉ như hỏi cung. Và ở sở cảnh sát mỗi khi phạm nhân phải thú tội, hắn lại có một khoái cảm thể xác như khi chiếm được một người đàn bà. Hắn thích lợi dụng chỗ yếu của phạm nhân để vô hiệu hóa họ suốt đời, và chỗ thất thế của người đàn bà để cưỡng đoạt họ. Thế nhưng hắn lại là kẻ si tình. Hắn yêu Adriana thành kính, cố nhiên thành kính kiểu cảnh sát. Hắn không có hạnh phúc, suốt đời hắn thiếu hạnh phúc không phải do hoàn cảnh bên ngoài, mà do chính bản thân tính cách của hắn.

Chàng thanh niên Giacomo muốn thành một nhà cách mạng nhưng không có bản lĩnh cách mạng, sống như một kẻ đóng vai cao thượng. Adriana đã yêu cái vai hắn đóng nên không được yêu lại. Khi không đóng vai nữa, thì lại lao vào Adriana như thú vật. Con người này không thể sống được vì những mâu thuẫn gay gắt giữa cái ước mơ cao cả và cái thực tại thấp hèn trong bản thân hắn. Hắn là con người đáng thương hơn đáng ghét: khinh bỉ cái tầm thường nhưng lại không đủ sức để cao thượng, hắn đã chọn cái chết để đoạn tuyệt cái thấp hèn. Và đến lúc chết, gương mặt hắn mới có cái vẻ bình thản của kẻ tìm thấy mình.

Sonzogno, tên sát nhân tàn bạo, sức lực vô biên nhưng lại thèm được yêu thương. Moravia rất chú ý đến phép biện chứng của tâm hồn, nhân vật nào của ông cũng phong phú trong tính cách và đầy bất ngờ trong hành vi, nhưng bao giờ cũng hợp lý.

*
* *

Tiểu thuyết Cô gái thành Rome được thể hiện qua lời kể của một cô gái điếm, nó khó tránh khỏi những chi tiết có tính chất nghề nghiệp của cô, nhất là tác giả muốn từ đó để phân tích thấu đáo về tâm lý, kể cả tâm lý tình dục. Điều chúng ta quan tâm là lòng thương yêu độ lượng và những chiêm nghiệm việc đời sâu sắc của tác giả. A, Moravia đề nghị với chúng ta cách nhìn nhận, lý giải cái cao cả lẫn cái thấp hèn của con người. Ông đã ký thác vào Adriana những suy nghĩ của ông về xã hội tư bản.

"Cuối cùng, sau khi suy nghĩ một hồi lâu, tôi đi đến kết luận: toàn bộ lỗi là do cặp đùi, bộ ngực, hông của tôi, sắc đẹp của tôi, tất cả những gì mẹ tôi đã tự hào, tất cả những gì không mang dấu vết của tội ác, những gì mà thiên nhiên đã sáng tạo ra... Vì vậy tôi nhận thấy không ai có lỗi cả, mà mọi chuyện đã xảy ra như đã phải xảy ra, tuy rất khủng khiếp và nếu có phải tìm người có lỗi thì tất cả đều có lỗi, mà vô tội thì ai cũng vô tội như nhau".

Đọc A. Moravia là một cách tiếp xúc với nghệ thuật văn học Ý hiện đại. Ở A. Moravia, những cốt cách của tiểu thuyết cổ điển các thế kỷ trước vẫn được tôn trọng, đồng thời khám phá xã hội mà con người đã tiến một bước dài trong cách tái hiện chân thực, không tô vẽ, không cắt xén nhưng đầy lôi cuốn.

3-7-1987
VŨ QUẦN PHƯƠNG

Chú thích:

1. Lời giới thiệu Tạp chí Văn học Pháp tháng 4-1986.

Tải về    http://www.mediafire.com/?ymyzddzjavu'

Nguồn :   http://goo.gl/Y4jlM1


Đọc trực tuyến  :

http://123doc.vn/document/1057999-co-gai-thanh-rome-alberto-moravia.htm


* Tác phẩm của  Alberto Moravia

- Mùa đông của cậu bé bệnh hoạn
- Thủa thờ ơ (1929)
- Tham vọng không đúng chỗ (1935)
- Dạ hội hoá trang (1941)
- Cô gái thành Rome (1947)
- Tình vợ chồng (1949)
- Tuần trăng mật cay đắng (1951)
- Bóng ma giữa trưa (1954)
- Hai người đàn bà (1951)
- Bức hoạ trống không (1960)
- Hạnh phúc sẽ rơi vào anh

* Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt

- Con quái vật (Tập truyện ngắn), Hàn Giang Thuỷ dịch, NXB Hội Nhà văn, 2000.
- Người tình của mẹ, Ngân Tâm, Nhật Quang dịch, NXB Hà nội, 1991.
- Hai người đàn bà, Xuân Du dịch, NXB Lao động , 1995.
- Cô gái thành Rôm, Trịnh Xuân Hoành dịch, Hội nhà văn , 1994.
- Ảo ảnh ban trưa, Mạnh Chương dịch, NXB Hải Phòng, 1988.
- Tôi bị vợ khinh, Trần Văn Điền dịch
- Những tham vọng sụp đổ, Huỳnh Phan Anh dịch từ bản tiếng Pháp, NXB Tác phẩm mới, 1990.
- Những câu chuyện thành Rôm (tập Truyện ngắn), Trịnh Đình Hùng, Hoàng Hải dịch, NXB Tác phẩm mới, 1985.
- Tình vợ chồng, Nguyễn Bích Như, NXB Mũi Cà Mau, 1987.
- Thảm cảnh chiến tranh, Trần Văn Điền dịch
- Chăn gối, Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi Phúc dịch

























Nguồn  :  http://sachxua.net/forum/index.php?topic=11140.0


--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Văn chương 

     Văn học Italia có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ và tính độc đáo. Truyền thống La tinh được các học giả lưu giữ, ngay cả sau khi đế chế La Mã phương Tây suy vong. Nền văn học Italia thể hiện một quá trình thay đổi lớn qua sự phát triển của thời kỳ phục hưng và đã được thể hiện qua những tác phẩm của Aligheiri Dante, Petrarch, và Boccaccio. Các tác phẩm Divine của Dante, Sonnets của Petrarch đến tác phẩm Decamerone của Laura và Boccaccio đều là những tác phẩm tiêu biểu đối với các nhà văn trong thời phục hưng sau này.
     Ngôn ngữ Italia hiện đại xuất phát chủ yếu từ phương ngữ của vùng Firenze và một trong những người có công xây dựng tiếng Italia chính là Dante Alighieri, tác giả của tác phẩm danh tiếng "Divina Comedia" (Thần khúc), được coi là một trong những tuyên ngôn văn chương đầu tiên xuất hiện ở châu Âu và thời Trung đại.
     Ngoài ra, một cách biểu đạt văn chương mới, thể loại sonnet, cũng được sáng tạo ra từ Italia, qua các tác giả văn học nổi tiếng như: Boccaccio, Giacomo Leopardi, Alessandro Manzoni, Tasso, Ludovico Ariosto, và Petrarch. Ngoài ra không thể không kể đến những triết gia điển hình như: Bruno, Ficino, Machiavelli, và Vico.
     Tác giả văn học hiện đại đoạt giải Nobel là nhà thơ Giosuè Carducci vào năm 1906, Grazia Deledda năm 1926, Salvatore Quasimodo năm 1959 và nhà viết kịch sân khấu Dario Fo năm 1997.
     Giai đoạn văn học của Italy lớn nhất là trong thế kỷ 14 Ba nhà văn quan trọng nhất là Dante, Petrarca và Boccaccio. Dante nổi tiếng với các Divine Comedy, đó là thực sự về Thiên đàng và địa ngục! Trong thực tế, mô tả của ông về cả Heaven và Hell rất nhiều liên kết với các khái niệm hiện đại của Petrarca làm việc hơn là triết học, được gọi là 'cha đẻ của nhân văn ".. Như một nhà thơ, ông hoàn thiện các Sonnet. Boccaccio đã viết một số tác phẩm vượt thời gian và' ông Decameron 'có thể được hưởng ngay cả của người đọc hiện đại .

“Đầu óc người Ý” – Yêu cho roi cho vọt

Giống như một đứa con nhìn về cha mẹ, một người em nhìn về phía anh chị mình, Beppe Severgnini nhìn về nước Ý bằng thái độ “yêu cho roi cho vọt” ấy.
Trước khi gặp gỡ Beppe Severgnini và tác phẩm “Đâu óc người Ý” của ông, tôi vẫn cứ hình dung về một Italia thơ mộng, đẹp dịu dàng và tinh tế trong hương nước hoa của các thương hiệu nổi tiếng, xứ sở của những cô nàng ăn mặc thời trang nhất thế giới, của những mái tóc dài bồng bềnh lướt vespar trên phố, của đàn ông lịch thiệp, đàn bà quý phái, của thứ ẩm thực sẵn sàng làm say lòng bất cứ vị du khách khó tính nào.

Sau khi gặp gỡ Severgnini – một người Ý điển hình và biết đến “Đầu óc người Ý”, nước Ý trong tôi tất nhiên vẫn không trở nên “khác xa” hình dung là mấy, nhưng nó rộng hơn, bao chứa cả những góc cạnh khác mà không thể chỉ dùng đầu óc để tưởng tượng.
Trong vai một hướng dẫn viên du lịch có khiếu hài hước, Severgnini đã đưa người đọc đi suốt một vòng nước Ý trong vòng 10 ngày (một con số làm nản lòng cả những vị du khách giàu năng lượng nhất). 10 ngày và 30 địa danh, 30 điểm đến, trung bình là ba thành phố mỗi ngày trong suốt chuyến đi, Severgnini đã cảnh báo bạn: “Các địa danh nổi tiếng, những nơi cả thế giới đã nói tới rất nhiều, có lẽ bởi người ta chỉ biết chút ít về chúng”.
10 ngày, từ Malpensa tới Milan, từ Toscana tới Roma, Napoli, từ Sardegna tới Crema... qua mỗi địa danh, nước Ý ngày một hiện lên đầy đủ, từ kiến trúc, ẩm thực, lịch sử đến phong tục tập quán vùng miền. Beppe Severgnini đã làm một công việc mà chỉ có một người Ý thực thụ mới làm nổi: khái niệm hóa từng địa danh, vật thể, hành động. Người đọc có thể bắt gặp những dòng tít rất “hay ho” thế này: “Sân bay: nơi chứng tỏ người Ý chúng tôi yêu những điều ngoại lệ hơn luật lệ”, “Đường phố, hay bệnh học tâm thần về tín hiệu đèn giao thông”; “Khách sạn, nơi khách lẻ không hài lòng với phòng đôi”. “Nhà hàng: một cách để ngồi suy ngẫm”; “Cửa hiệu: chiến trường bại trận”; “Tụ điểm ban đêm: nơi cáo hóa công”.

Một nước Ý hiện ra từ những điều nhỏ nhặt nhất như một ô cửa sổ, xe ô tô, khu vườn, cho đến những không gian rộng lớn hơn như bảo tàng, nhà hàng, cửa hiệu, quảng trường, từ chốn riêng tư như buồng ngủ tới nơi công cộng như tàu hỏa, vỉa hè, từ thành phố tới thôn quê, từ đồng bằng cho đến biển, mở ra cả những chân trời xa tít tắp. Và không một nơi nào trong những chốn ấy vắng mặt người Ý, đối tượng mà Severgnini đang cố gắng đi đến tận cùng để cắt nghĩa, lý giải. Họ có thể là một anh thợ cạo trên phố, một cô gái bán hàng trong siêu thị, một nhân viên công sở, những người trò chuyện trên tàu hỏa, những người đỗ xe trên phố, những người đi gửi tiền ở ngân hàng, những người đi mua sắm. Không có bất kì nhân vật nào cụ thể, Severgnini viết về những cái rất chung mà lại rất riêng, những điều “chỉ người Ý mới có”.
Có một điều đặc biệt là trong suốt chiều dài cuốn sách, Beppe Severgnini miêu tả đất nước mình trong một cái nhìn có phần mỉa mai và đôi chút tàn nhẫn. Người đọc sẽ cảm thấy có vẻ như ông viết về cái xấu nhiều hơn cái tốt, cái chưa được nhiều hơn cái được, chê nhiều hơn là khen. Còn nếu ông khen, hãy coi chừng, bởi rất có thể đó là một sự mỉa mai núp bóng sau những lời tâng bốc. Giống như khi ông bảo: “Người ta nói rằng chúng tôi thông minh. Quả vậy. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi muốn thông minh mọi nơi mọi lúc”.
Và ngay sau đó là những câu chuyện dài trong giọng điệu mỉa mai đầy hài hước về việc người Ý ứng xử với luật lệ giao thông: “Chính bởi lẽ đó mà ở Ý luật lệ không được tôn trọng như ở các quốc gia khác: khi chấp nhận luật lệ chung, chúng tôi thấy như đang xúc phạm trí thông minh của mình. Tuân thủ là tầm thường, chúng tôi muốn suy luận về nó kia”.

Dẫu vậy, cũng đừng hiểu lầm là vị nhà báo nổi tiểng này không có lòng ái quốc. Bản thân tôi thì nghĩ tất cả những gì Beppe Severgnini thể hiện trong cuốn sách của mình đã được gói gọn trong phần lời tựa, khi ông trích lời Luigi Barzini, tác giả cuốn “Người Ý”, rằng: “Tới lúc này thì trung thực với chính bản thân là hình thức yêu Tổ quốc nhất”. Giống như một đứa con nhìn về cha mẹ, một người em nhìn/l về phía anh chị mình, Beppe Severgnini nhìn về nước Ý bằng thái độ “yêu cho roi cho vọt” ấy.

Đầu Óc Người Ý

“Làm người Ý nghĩa là làm một công việc toàn thời gian. Chúng tôi không bao giờ quên mình là ai, và chúng tôi rất khoai, khiến ai nhìn vào cũng phải hoang mang.”
Đối với một số người ngoại quốc, Ý chính xác là một quốc gia rộng lớn, thơ mộng và bất biến. Xứ sở của ánh sáng và nước hoa, của những ly cocktail khi chiều buông. Nhưng trong đầu óc người Ý - bất hạnh hay may mắn thay - lại có thứ khác. Dọc theo chiều dài bán đảo cùng những người bạn nước ngoài, Beppe Severgnini đã miêu tả đất nước mình theo cách nhìn thật mỉa mai và đôi chút tàn nhẫn.
Từ Milano đến Firenze, từ Roma đến Napoli:ngòi bút sắc sảo của Beppe đã "phác họa" các đường phố, nhà cửa, quảng trường, cửa hàng, nhà thờ, sân vận động, siêu thị và bãi biển. Một hành trình ẩn dụ, tự ti đầy hài hướcvề cách sống người Ý ngày nay. Mười ngày, ba mươi địa danh. Qua con mắt và ngòi bút của một trong những tác giả được ái mộ nhất nước Ý, chân dung “nước Ý của chúng tôi là một mê cung. Hấp dẫn mà phức tạp. Vào trong đó rồi rất dễ đi lòng vòng trong nhiều năm. Nhưng hẳn là vui ra trò.” dần hiện lên vô cùng sinh động.
Dưới tiêu đề La Bella Figuratrong nguyên tác, cuốn tiểu luận Đầu óc người Ý đã trở thành"New York Times Bestseller" đầu tiên sau nhiều thập niên do một người Ý viết, và được dịch ra hàng chục ngôn ngữ khác nhau.
Beppe Severgnini sinh ngày 26.12.1956 tại Crema, tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Pavia. Ông bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình khi tham gia viết bài cho nhật báo il Giornale (1984-1988), sau đó là tờ La voce và Corriere della Sera - nhật báo lớn nhất Ý. Từ năm 2001, Beppe cũng viết cho tờ “Gazzetta dello Sport” và xuất hiện trên đài và các chương trình truyền hình của đài RAI và BBC. Từ giữa năm 1996-2003, ông là phóng viên thường trú tại Ý của tờ The Economist. Ngoài ra Beppe Severgnini còn giảng dạy tại Đại học Parma, Đại học Bocconi của Milan và Đại học Pavia. Những cuốn sách của Beppe Severgnini được NXB Rizzoli xuất bản tại Ý đều trở thành bestsellers, ví dụ Nước Anh (1990), Người Ý ở Mỹ (1995) và Đầu óc người Ý (2005). Ông cũng có hai tác phẩm bàn về ngôn ngữ, hai tác phẩm về du lịch cùng một cuốn tự truyện. Năm 2004, ông được vinh danh “Nhà báo châu Âu của năm”.

Beppe Severgnini và tác phẩm "Đầu óc người Ý"

(LĐO) - “Đây không phải là một thông cáo báo chí, đây là bức thư ngọt-và-đắng gửi tới đất nước của tôi”, Beppe Severgnini đã chia sẻ như vậy về tác phẩm Đầu óc người Ý trong một cuộc phỏng vấn với kênh ABC năm 2007.

Đó cũng chính là nội dung của cuốn tiểu luận bestseller vô cùng nổi tiếng đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng của cây bút từng được vinh danh “Nhà báo châu Âu” năm 2004.

Không mang dáng vẻ và hình thức đơn thuần của một cẩm nang du lịch, không mang tính triết luận cồng kềnh rườm rà, cũng không bềnh bồng mộng mơ như một tác phẩm văn học, "Đầu óc người Ý" là một tiểu luận toàn diện và thấu suốt về đất nước được coi là “xứ sở của bản chất con người”, nhưng mặt khác, nó vẫn mang đầy đủ tính thông tin-khoa học và tiện ích của một cẩm nang du lịch; ắp đầy lối ví von hóm hỉnh duyên dáng và những miêu tả ẩn dụ đậm chất văn chương, hơn cả, đó là một cuốn sách khiến người ta thích thú ngay từ bìa sách cho tới trang những trang đầu tiên để rồi không thể ngừng lại cho đến tận trang cuối cùng.

Bắt đầu hành trình tiến vào “đại ngàn Ý” từ ngày thứ Sáu: Từ Malpensa tới Milan và kết thúc vào ngày Chủ nhật: Từ Crema tới Malpensa, qua vùng San Siro; mười ngày, ba mươi địa danh, đó dường như là hành trình “không tưởng” ngay cả đối với một du khách hăm hở và nhiệt huyết nhất, hành trình ấy chỉ có thể diễn ra trên những trang sách mà mỗi câu chữ của nó mang đậm tinh chất của người Ý, chỉ người Ý mới có thể nghĩ và hiểu đến như vậy.

Định nghĩa từ những góc nhỏ bé nhất như vỉa hè, cửa sổ, khu vườn… cho đến những không gian rộng lớn như quảng trường, vùng thôn quê, thậm chí chân trời; khái niệm hóa mọi nơi chốn công cộng một cách hình tượng nhưng lại dễ hiểu đến bất ngờ, Beppe Severgnini hoàn toàn “làm chủ” tất cả những gì thuộc về đất nước mình, và đó là điều lý giải tại sao, độc giả cảm thấy gần nước Ý đến thế, thích thú với nước Ý đến thế khi đọc sách của ông.

Thì ra, Ý không chỉ là xứ sở của bóng đá, của thời trang, của những kiệt tác nghệ thuật phi thường mà còn là đất nước của những điều gần gụi và giản dị, của thấu hiểu và những biến chuyển mà dù đứng ở Milan, Roma giàu có hào nhoáng hay “dưới ánh mặt trời Toscana”, đứng ở Napoli nhộn nhịp hay thị trấn Crema “chẳng là gì ngoài ước vọng trần thế của bất kỳ ai”, tất cả những điều ấy vẫn vẹn nguyên.verdana,geneva;">Beppe Severgnini, với “văn phong thừa thãi những hạt mầm thận trọng”, với óc hài hước và tư duy tỉnh táo sáng suốt của mình, với tính tự tôn dân tộc và quan niệm “làm người Ý nghĩa là làm một công việc toàn thời gian. Chúng tôi không bao giờ quên mình là ai, và chúng tôi rất khoái khiến ai nhìn vào cũng phải hoang mang”, đã chứng minh một cách hùng hồn nhất cái gọi là “người Ý”: mê đắm cái đẹp (dù cho nó có thể trở thành khuyết điểm cốt tử của người Ý), quá thông minh (và muốn thông minh mọi nơi mọi lúc); sẵn sàng làm người khác hoang mang sửng sốt bất ngờ (bởi những ý tưởng bất chợt đổ ào đến, bởi trí tưởng tượng, bởi sự bùng nổ luân phiên giữa tế nhị và cứng nhắc).

Ý là nơi đầu óc con người ta chẳng bao giờ ngưng nghỉ, và Đầu óc người Ý của Beppe Severgnini khiến người đọc chẳng thể ngơi nghỉ, cho dù chỉ một giây. Nó buộc người ta phải say mê khám phá, say mê chiêm ngưỡng, say mê tán thưởng, say mê suy ngẫm để rồi nhận ra, nước Ý đơn giản là một chốn “muốn trốn chạy nếu đang sống tại đó; nhưng nếu đã đi khỏi thì tất cả đều muốn quay về”, dù cho bạn là người Ý hay chỉ là độc giả của Đầu óc người Ý.

 Đối thoại với Beppe Severgnini: Bức tranh chân thực về Italia

 (TT&VH)- Được tổ chức bởi ĐSQ Italia ở Việt Nam và công ty Nhã Nam vào lúc 17h00 chiều nay ở Hội quán Sáng tạo, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội, cuộc nói chuyện với tác giả của cuốn “Đầu óc người Ý” chắc chắn sẽ vô cùng thú vị, bởi Severgnini là một nhà báo/nhà văn có tính hài hước nhưng sâu sắc và có những nhận xét đắt giá.
Trong cuốn sách được ông xuất bản ở Ý năm 2005, đã trở thành best-seller ở Mỹ và nhiều nước trước khi được dịch ra tiếng Việt Nam cuối năm 2010, nước Ý đã hiện ra rất khác với những gì người nước ngoài tả về nó, vốn thường hiện lên một cách lãng mạn và hoa tình. Severgnini đến với độc giả bằng cách khác: những chi tiết đời thường về nước Ý, người Ý, cách suy nghĩ Ý, tóm lại tất cả những gì sống động và chân thực nhất về Italia được mô tả một cách hài hước và sâu cay. Thậm chí, nước Ý xa xôi hiện ra trong những trang sách của Beppe Severgnini gần gũi và đáng yêu, có những chỗ càng đọc càng thấy…giống Việt Nam.
Nhưng tại sao Severgnini sử dụng một bút pháp khác lạ như thế? Ông không yêu nước Ý, ông muốn những độc giả nước ngoài có một cái nhìn tiêu cực về Italia của ông? Ông cười và bảo tôi: “Tôi là một người Ý, là một nhà văn, nhà báo, nhà phê bình. Tôi phải làm tốt nhất công việc của mình. Tôi không thể lừa dối”. Ông nhắc lại câu nói của Luigi Barzini: “Tới lúc này thì trung thực với chính bản thân là hình thức yêu Tổ quốc nhất”. Trung thành với chính mình và biết bao độc giả say mê giọng văn của ông, ông tiếp tục viết về nước Ý theo đúng lương tâm ông, trong cuốn “Cái bụng của người Ý” (La pancia degli italiani), một cái nhìn sâu kín hơn về con người Ý. Cuốn sách là một cuộc hành trình đi vào không phải cái bụng theo nghĩa đen, mà là về thái độ chính trị và quan niệm sống của người Italia. Hy vọng rồi đây cuốn này cũng sẽ được dịch ra tiếng Việt.
Dựa trên kinh nghiệm sống và làm việc ở nước ngoài, Severgnini đã từng viết 3 cuốn sách dạng best-seller. Ngoài “Đầu óc người Ý” mà Nhã Nam có bản quyền, còn có “Nước Anh” (1990) và “Người Ý ở Mỹ” (1995). Hẹn một ngày nào đó, ông sẽ viết về Việt Nam, đất nước ông đã tới, đã thích, đã lượn Vespa trên phố, đã ăn phở và đã yêu mến Hà Nội.

(Sưu tầm)




Trương Anh Ngọc và "Nước Ý, câu chuyện tình của tôi”

Bóng đá mào đầu câu chuyện. Nhưng bóng đá, xét cho cùng cũng chỉ là cái cớ để dẫn dụ tới Italy, bởi tác giả của nó đã mắc vào một tình yêu vô điều kiện với xứ sở hào hoa, lãng mạn này.
Ngày 23/5, tại Hà Nội, nhà báo, bình luận viên thể thao Trương Anh Ngọc ra mắt cuốn tản văn “Nước Ý, câu chuyện tình của tôi” - kết quả ba năm công tác của anh tại đất nước này.
Năm 2007, Anh Ngọc cùng một người bạn là nhà báo Yên Ba phác thảo ra cuốn sách với dự định viết về nước Italy của nền bóng đá tài hoa và quyến rũ. Ba năm sau chuyến công tác, Trương Anh Ngọc trở về, mang theo một bản thảo khác - về văn hóa, lịch sử, con người Italy. Bóng đá vẫn là một phần không thể thiếu, như cơm ăn áo mặc, nhưng trong con mắt của kẻ si tình, đã có một Italy quyến rũ và ma mị từ thiên nhiên, con người, giọng nói, âm nhạc… Thậm chí, cả những nhếch nhác, hỗn loạn, xấu xí… cũng không làm tình yêu đó vơi bớt.
Tác giả Trương Anh Ngọc (trái) và ông Lorenzo Angeloni (phải) - Đại sứ Italy tại Việt Nam - trong buổi ra mắt sách.
Độc giả hỏi, liệu có phải Trương Anh Ngọc yêu mù quáng? Chàng nhà báo nói, anh tỉnh táo để nhận ra bên cạnh những cái hay, cái đẹp vẫn có không ít điều xấu và tiêu cực: mafia, khủng hoảng rác, khủng hoảng giáo dục… Nhưng ở vùng đất vốn được coi là xứ sở của mafia, tội phạm ấy, con người ta vẫn yêu cuộc sống, vẫn đẹp và tìm cách làm đẹp, hướng thiện mỗi ngày.
Toàn bộ phần đầu của tác phẩm dành để nói về những vùng đất của Italy, nơi tác giả đặt chân qua. Cảm xúc đã hóa thành con chữ trên trang giấy, những bài viết về đài phun nước Trevi, quảng trường Navona, cây cầu khóa tình yêu Milvio… cho đến nhiều địa danh khác của đất nước hình chiếc ủng nằm bên bờ Địa Trung Hải. Không đơn thuần là một cẩm nang du lịch, mỗi một cái tên đều mang trong mình một câu chuyện của lịch sử, đời sống, của những mối tình đậm chất Ý. Trương Anh Ngọc nói, Italy luôn đẹp, hy vọng những ai đã trót yêu Italy qua những biểu tượng, sẽ thắp lên một tình yêu lâu dài khi đọc "câu chuyện tình" của anh. "Và đã yêu thì đừng hỏi tại sao, cũng đừng đi tìm câu trả lời cho điều đó".
Nhà báo Yên Ba viết trong lời đề dẫn cuốn sách: "Cuốn sách là 'đồng xu' mà Anh Ngọc đã tặng cho bạn, để bạn ném xuống đài phun nước Trevi, nó sẽ giúp bạn đến với nước Ý". Trong khi đó, "Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng - với vai trò người dẫn chương trình của buổi ra mắt sách - nhắc lại câu nói của Yên Ba và có một phản biện đáng yêu: "Nếu đã đến Italy rồi, chúng tôi cần gì đọc cuốn sách này nữa".
Nhà văn Nguyễn Trương Quý nhận xét, Trương Anh Ngọc viết sách giống như cách anh bình luận bóng đá, có cái bề bộn, không ngăn nắp, thiếu quy củ, cũng như cách đá của đội Italy, vừa rối rắm, hoa mỹ, tiểu xảo nhưng quyến rũ. Và quan trọng hơn cả, Anh Ngọc đã dẫn dụ người đọc đến với "nước Ý của mình" bằng một tình yêu chân thành. Buổi trò chuyện cuối cùng lại trở về với chủ đề bóng đá, nhưng bóng đá, rốt cuộc cũng chỉ là để nói về Italy - duyên nghiệp và duyên tình trong cuộc đời Trương Anh Ngọc.
Những nhận xét
“Nước Ý sẽ ở trong tim bạn ngay cái nhìn đầu tiên, như một tình yêu sét đánh mà người Ý, vốn hoa tình và quá lãng mạn trong đời sống tình cảm, luôn vướng vào như mắc phải tơ nhện [...] Tình yêu ấy với nước Ý đôi khi không chỉ bắt nguồn từ âm nhạc, ngôn ngữ, bóng đá, ẩm thực và đàn bà mà có thể qua cả mafia và cuộc chiến chống mafia nữa. [...] Trên đất nước của những điều kỳ diệu của con người, thiên nhiên, của các tác phẩm nghệ thuật, của lịch sử và văn minh, có quá nhiều điều bất công, có biết bao tội ác và những điều nghịch lý. Nhưng những ai đã có nước Ý trong tim rồi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ tình yêu ấy vì điều đó.”
“Cuốn sách này là “đồng xu” mà Anh Ngọc đã tặng cho bạn, để bạn ném xuống đài phun nước Trevi. Nó sẽ giúp bạn đến được với nước Ý.”
- Nhà báo Yên Ba
“Nếu nói nước Ý là quê hương thứ hai của Ngọc, có lẽ là nói quá lên về mặt địa lý. Nhưng nói nước Ý đã sinh ra một chàng trai Việt, có lẽ người-tình-trong-anh gắn bó với mảnh đất này không thể dỗi hờn!”
- Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long
“Với Nước Ý - câu chuyện tình của tôi của Anh Ngọc, những ai đã đến hoặc chưa hoặc rồi sẽ đến, đã yêu hay không yêu hoặc chưa yêu đều sẽ biết đến một nước Ý hoàn toàn khác. Một nước Ý theo kiểu của một Milanista đích thực, yêu Milan đến quặn lòng, nhưng bình luận trận Roma vô địch nước Ý hồi năm 2001 thì lại khóc, khóc nghẹn cả giọng vì… sung sướng!”
- Nhà thơ Đoàn Ngọc Thu
"Trên đất nước của những điều kỳ diệu, của con người, thiên nhiên, của những tác phẩm nghệ thuật, của lịch sử và văn minh, có quá nhiều điều bất công, có biết bao tội ác và những điều nghịch lý. Nhưng những ai đã có nước Ý trong tim rồi sẽ chẳng bao giờ từ bỏ tình yêu ấy vì điều đó".
Lời bộc bạch của tác giả ngay phần mở đầu sách có lẽ là cánh cửa mở cho người đọc cùng anh khám phá nước Ý.
(Sưu tầm)

Alberto Moravia  - Nhà văn, nhà viết kịch Italia

* Tiểu sử: (Trích Lời giới thiệu Cô gái thành Rome của Nhà thơ Vũ Quần Phương)
Alberto Moravia tên thật là Alberto Pincherle sinh ngày 22-11-1907 tại Rome, trong một gia đình gốc xứ Morava, cha là kiến trúc sư. Năm lên chín tuổi ông mắc bệnh lao xương, phải bỏ học, nằm trong nhà thương chữa bệnh liền trong tám năm. Tuổi thơ trôi qua trên giường bệnh đã để lại nhiều dấu vết trong văn ông. Ông nói: "Thật là khó khăn cho tôi khi ra viện không được nhìn cuộc đời bằng con mắt người bệnh". Ông trau dồi kiến thức bằng tự học. "Tôi sinh ra như một nông dân, qua tật bệnh, tôi đã hấp thu được chủ nghĩa suy đồi, văn hóa châu Âu và trở thành trí thức".
Năm 1929 ông nổi tiếng ngay ở cuốn tiểu thuyết đầu tay Những kẻ thờ ơ. Suốt nửa thế kỷ, ông sáng tác đều đặn. Cuốn mới nhất của ông là Người đàn ông nhìn, xuất bản khi ông vừa bước vào tuổi tám mươi. Trong Đại chiến thế giới II, A. Moravia cùng vợ là nữ văn sĩ Elsa Moran hoạt động bí mật trong lực lượng chống Mussolini. Ông đi thăm Liên Xô năm 1958 và viết cuốn Một tháng ở Liên Xô. Ông cũng từng thăm và viết về Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều nước châu Phi.
Tên tuổi của Alberto Moravia gắn liền với nhiều vụ sôi động của văn học Ý. Mỗi tác phẩm của ông là một sự kích thích và khiêu khích đối với các giá trị đạo lý tư sản, một nền đạo lý phụ thuộc vào tiền tài và bất lực trước tình dục. Các nhân vật của Alberto Moravia thường thất bại trong tình yêu và trốn vào tình dục với tất cả cái chán chường, cái vô nghĩa của đời sống nhưng không sao thoát ra được.
Năm 1952, giáo hội La Mã đã cấm đọc các sách của ông. Nhưng đến nay ông được coi là nhà văn có cái nhìn sâu sắc vào bậc nhất của nửa đầu thế kỷ văn học Ý. Ông nhìn xã hội Ý đầy những thành kiến đáng nguyền rủa. Ông nhìn thành phố Rome với những sa đọa đáng kinh ngạc. Và nhất là khi ông nhìn người đàn bà mà ông hằng ngưỡng mộ(1). Ông là người quan sát tâm lý phụ nữ rất tài ba. Nhân vật nữ của ông thường được thể hiện tinh tế và chân thật như vốn có trong cuộc đời. Ở mỗi dòng là một khám phá, một thám hiểm vào tâm linh u uẩn của người đàn bà. Trên tạp chí văn học Pháp (Magarine littéraire) số tháng 4-1986 khi một phóng viên hỏi: "Đến nay một người đàn bà có còn là mẫu quan sát tuyệt vời của ông nữa không. Ông đã trả lời: "Tôi không chối rằng tôi có một mối thích thú đặc biệt đối với người đàn bà vì dù sao đó cũng là một nửa của nhân loại".
Trong tiểu thuyết chúng ta đang đọc đây nhân vật chính cũng là người đàn bà, một cô gái điếm, Adriana. Chỉ với một tiểu thuyết này, qua một nhân vật này cũng đủ thấy cái tài phát hiện và diễn đạt những biến động tinh tế trong tâm hồn con người, đặc biệt là người đàn bà, và giải thích có lý về những sự kiện không giải thích nổi của Alberto Moravia.
Alberto Moravia viết cuốn Cô gái thành Rome ở tuổi bốn mươi. Cuốn truyện là lời kể mộc mạc của nhân vật chính về cuộc đời mình. Ngôn ngữ, suy nghĩ, lập luận của tác giả đều bị nhân vật quy định. Chỉ bằng từ vựng ít ỏi vả khả năng quan sát khiêm tốn của Adriana, Moravia vẫn đủ sức làm cho làm sáng rõ những biến động tâm lý, những thay đổi tính cách trong nhiều nhân vật. Bằng những hiện tượng dễ thấy, Moravia bộc lộ được bản chất sâu kín nhất của xã hôi ông đang sồng. Ông cắt nghĩa sự sa đọa của một tâm hồn trong sáng và lý giải sự sáng trong của những cuộc đời sa đọa một cách chân thực đến kinh ngạc. Chất liệu trong cuốn tiểu thuyết này đều không có chỗ nào là cường điệu hay cố ý. Mọi sự đều diễn ra tự nhiên, hợp lý và rất đời thường. Ấy thế mà một cô gái trong trắng, thùy mị như Adriana bị đẩy vào trụy lạc. Ngay chính nhân vật cũng bàng hoàng trước sự sa đọa khủng khiếp của đời mình khi mọi sự lại vẫn cứ như không có gì xảy ra: cô vẫn ăn, vẫn ngủ, vẫn xinh tươi, nắng vẫn chiếu trên vỉa hè. Có lúc cô phải kêu lên: "Mình là một con đĩ", để thấy cái tác động của những đổi thay đó đến lòng mình.
Tài năng của Moravia là dựng lại được cái vẻ đời thường đó của tội ác. Ông cảnh tỉnh xã hội và cảnh tỉnh mỗi con người: trong đời thường cái ranh giới xấu tốt, thiện ác có khi chỉ là một sợi tóc, mong manh đến nỗi ngỡ như không có và chúng ta cũng như toàn xã hội đi qua nó lúc nào không biết. Mãi dâm là một vết đê nhục trong đời sống nhân loại. Khi con người bị đẩy xuống hàng công cụ sẽ xuất hiện một thế giới phi nhân tính, mọi quan hệ tình cảm đều bị biến dạng. Người ta kinh ngạc tự hỏi: vậy những cô gái trong nghề đó vui buồn ra sao? Vì sao họ trở thành như vậy? Gần như có một bức màn bí ẩn bao phủ cái "nghề nghiệp" kỳ quặc ấy. Chẳng thế mà anh sinh viên Giacomo trong buổi trò chuyện đầu tiên với Adriana đã bất đồ bẻ ngoéo một ngón tay cô, để xem cô có biết đau như người thường không? A. Moravia không làm điều tra xã hội học (như Vũ Trọng Phụng ở ta trong cuốn Làm Đĩ), ông chỉ nghiên cứu tâm lý. Ở một bối cảnh tha hóa nhân tính như thế, những gì còn lại ở tính người? Chất người tốt đẹp còn hiện diện ở những đâu?
Đọc A. Moravia, nên đọc vào từng nhân vật.
Bà mẹ Adriana là người đầu tiên đẩy Adriana vào trụy lạc, nhưng bà không tự biết hay nói đúng hơn là bà không nghĩ, không muốn nghĩ, không dám nghĩ tới các hậu quả của nó. Bà chỉ muốn thoát ra khỏi cảnh khốn cùng. Bà thương con gái, bà không muốn con bà phải lặp lại cuộc đời khốn khổ như bả. Muốn thế chỉ còn cách coi sắc đẹp trời phú của Adriana như một thứ tài sản, một cái vốn để sinh lợi. Từ thực tiễn đến thực dụng, bà mẹ đã ấp ủ cái ý định mà chính bà cũng không dám nhìn thẳng vào nó, sử dụng thân xác con gái như một món hàng. Nhưng bà là bà mẹ. Cái chất mẹ ấy đã âm ỉ cắn rứt lương tâm bà, có lúc làm bà kinh hãi. Ngòi bút giải phẫu của Moravia rất sâu sắc trong việc thể hiện tính cách phức tạp như vậy.
gt là nguyên nhân trực tiếp đẩy Adriana vào sa ngã. Đây là nhân vật có tính cách đê mạt nhất trong cuốn truyện, nhưng đấy lại là người lý tưởng của cô gái Adriana khi cô còn trong trắng. Mỗi một hành động của gt, ngay cả khi được nhìn bằng ánh mắt tôn thờ của Adriana vẫn hàm chứa sự giả dối đến đê tiện. Khi mừng vui cũng như khi lo âu, nhân vật này luôn luôn bộc lộ bản chất "thằng" của hắn. Chính hắn mới là kẻ bán mình đúng nghĩa. Hắn biết thể hiện một cách tuyệt vời những tình cảm mà hắn không hề rung động. Tính cách ấy không chỉ tác hại trong tình yêu, hắn có thể trở thành chính khách lưu manh, nhà văn bồi bút...
Cô bạn gái Gisella như một cái kích cuối cùng đẩy Adriana xuống vực, bắt đầu từ chuyến đi Viterbo. Gisella muốn biến Adriana thành giống mình để tước đi cái quyền phê phán của cô. Gisella hại bạn hồn nhiên như một trò đùa, nhưng đằng sau cái trò đùa ấy là đặc tính của kẻ ác: kẻ ác không muốn cho ai hạnh phúc hơn mình. Adriana thì lại quá ngây thơ, đa cảm và rất mực dịu dàng. Cô dễ rớt lệ chỉ vì một câu nói thô bạo. Cô chợt thấm thía nỗi cô đơn của thời con gái khi nghe tiếng nhạc từ công viên vọng tới căn nhà tồi tàn của hai mẹ con cô. Cô không biết đố kỵ, không biết hằn thù. Tâm hồn cô luôn tràn đầy tình cảm trìu mến, biết ơn và nhân hậu. Ngay sau này khi phải điêu đứng khổ sở vì những kẻ xấu, cô cũng không cảm thấy oán trách hay căm thù họ. Cô cay đắng nhận ra sự ngây thơ của mình chỉ gây xúc động cho một số ít người,còn với đa số, nó là trò cười và đẩy họ đến những hành vi đê tiện. Có thể nói với Adriana, phẩm chất tạo nên sự bất hạnh. Giá cô ích kỷ một chút, quyết liệt một chút, cuộc đời cô có thể sẽ khác đi. Bạn đọc Việt Nam hẳn có lúc đã phải bực mình về thái độ chịu đựng của Adriana, nhất là với câu chuyện ở Viterbo. Nhưng đây là một cô gái của thành Rome, của xã hội Ý.
Moravia đã để sự ngây thơ đối diện với lừa lọc, dịu dàng đối diện với ác độc. Adriana thua cuộc vì xã hội ấy chưa cho phép đức hạnh chiến thắng. Thật xót xa khi thấy cái trong trắng nhất lại bị vùi trong bùn đen nhơ bẩn nhất. Giống như nàng Kiều ở ta, khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Adriana tự hỏi thế này là thế nào? Cô không nhận ra mình nữa, vừa mới đây thôi cô còn ao ước một hạn phúc gia đình êm ấm bé nhỏ, thế mà giờ đây... Adriana thấy mình chơi vơi giữa một khoảng không rỗng tuyếch, không nơi nào bấu víu, không cách định hướng. hình như Adriana một thân một mình và Adriana giữa mọi người là hai người khác nhau. Nhưng đâu là Adriana thật, đâu là Adriana đang sống? Ở những trang độc thoại nội tâm của Adriana, ngòi bút tiểu thuyết của Moravia tinh tế tột độ trong một sự dịu dàng tàn nhẫn. Ông không né tránh thực tế tàn nhẫn với tất cả những dục vọng thấp hèn của nó. Nhưng lòng ông đầy trắc ẩn trước cái trong trắng bị nhuốm bùn và khao khát vô vọng được trắng trong trở lại. Nhiều nhà phê bình cho rằng A.Moravia có con mắt của kẻ rình mò, ông quan sát tinh tường những diễn biến trong lòng người và những quy luật chi phối những diễn biến đó. Rất khác với Victor Hugo, ông không hề chiều chuộng những ý muốn lãng mạn khi xây dựng các nhân vật. Chính trong chiều hướng tôn trọng hiện thực vốn có của đời sống, Adriana không thể là vô tội trong sự sa đọa của mình. Cô ham muốn khoái lạc trong tình yêu. Khi tình yêu mất rồi thì ham muốn đó vẫn còn. Cô cũng sợ túng thiếu vất vả. Những đoạn Moravia phân tích cảm giác của Adriana khi cô nhận tiền là những phát hiện kinh ngạc về tâm lý. Adriana rơi vào nghề làm điếm, nhưng cô lại là người biết yêu, say đắm và chung thủy, muốn được hy sinh cho người mình yêu. Những phẩm chất ấy là nghịch lý với nghề nghiệp của cô. Cái bi đát của đời cô cũng là ở đấy. Mối tình đơn phương của cô đối với anh sinh viên Giacomo thật là đẹp. Ngòi bút tế nhị của Moravia đã phân tích rất khéo đâu là tình yêu, đâu chỉ là sự kiếm sống. Việc nọ lồng vào việc kia nhưng rất khác biệt. Tâm trạng Adriana xáo động một cách tội nghiệp trong tình trạng xáo động và chua xót ấy. Moravia ít đưa ra những tính huống gay cấn về sự kiện, nhưng ông lại rất quan tâm tới nhưng đổi thay cảm xúc đột ngột của nhân vật. Ông diễn đạt, lý giải những biến động ấy bằng một sự thấu hiểu kỳ lạ. Sức hấp dẫn lớn nhất của cuốn truyện chính là ở sự khám phá đó.
Nhân vật nào của Moravia cũng có một sức sống linh động, ám ảnh tâm trí người đọc. Astarita, Giacomo, Sonzogno, ba người đàn ông liên quan nhiều tới quãng đời giang hồ của Adriana là cả ba thế giới khác biệt. Ở Astarita, tình yêu chung sống với sự tàn nhẫn, cái nọ truyền say mê cho cái kia. Là một quan chức cảnh sát hắn có một thích thú kỳ lạ là hỏi Adriana chuyện làm tình tỉ mỉ như hỏi cung. Và ở sở cảnh sát mỗi khi phạm nhân phải thú tội, hắn lại có một khoái cảm thể xác như khi chiếm được một người đàn bà. Hắn thích lợi dụng chỗ yếu của phạm nhân để vô hiệu hóa họ suốt đời, và chỗ thất thế của người đàn bà để cưỡng đoạt họ. Thế nhưng hắn lại là kẻ si tình. Hắn yêu Adriana thành kính, cố nhiên thành kính kiểu cảnh sát. Hắn không có hạnh phúc, suốt đời hắn thiếu hạnh phúc không phải do hoàn cảnh bên ngoài, mà do chính bản thân tính cách của hắn. Chàng thanh niên Giacomo muốn thành một nhà cách mạng nhưng không có bản lĩnh cách mạng, sống như một kẻ đóng vai cao thượng. Adriana đã yêu cái vai hắn đóng nên không được yêu lại. Khi không đóng vai nữa, thì lại lao vào Adriana như thú vật. Con người này không thể sống được vì những mâu thuẫn gay gắt giữa cái ước mơ cao cả và cái thực tại thấp hèn trong bản thân hắn. Hắn là con người đáng thương hơn đáng ghét: khinh bỉ cái tầm thường nhưng lại không đủ sức để cao thượng, hắn đã chọn cái chết để đoạn tuyệt cái thấp hèn. Và đến lúc chết, gương mặt hắn mới có cái vẻ bình thản của kẻ tìm thấy mình. Sonzogno, tên sát nhân tàn bạo, sức lực vô biên nhưng lại thèm được yêu thương. Moravia rất chú ý đến phép biện chứng của tâm hồn, nhân vật nào của ông cũng phong phú trong tính cách và đầy bất ngờ trong hành vi, nhưng bao giờ cũng hợp lý. * * *
Tiểu thuyết Cô gái thành Rome được thể hiện qua lời kể của một cô gái điếm, nó khó tránh khỏi những chi tiết có tính chất nghề nghiệp của cô, nhất là tác giả muốn từ đó để phân tích thấu đáo về tâm lý, kể cả tâm lý tình dục. Điều chúng ta quan tâm là lòng thương yêu độ lượng và những chiêm nghiệm việc đời sâu sắc của tác giả. A, Moravia đề nghị với chúng ta cách nhìn nhận, lý giải cái cao cả lẫn cái thấp hèn của con người. Ông đã ký thác vào Adriana những suy nghĩ của ông về xã hội tư bản. "Cuối cùng, sau khi suy nghĩ một hồi lâu, tôi đi đến kết luận: toàn bộ lỗi là do cặp đùi, bộ ngực, hông của tôi, sắc đẹp của tôi, tất cả những gì mẹ tôi đã tự hào, tất cả những gì không mang dấu vết của tội ác, những gì mà thiên nhiên đã sáng tạo ra... Vì vậy tôi nhận thấy không ai có lỗi cả, mà mọi chuyện đã xảy ra như đã phải xảy ra, tuy rất khủng khiếp và nếu có phải tìm người có lỗi thì tất cả đều có lỗi, mà vô tội thì ai cũng vô tội như nhau". Đọc A. Moravia là một cách tiếp xúc với nghệ thuật văn học Ý hiện đại. Ở A. Moravia, những cốt cách của tiểu thuyết cổ điển các thế kỷ trước vẫn được tôn trọng, đồng thời khám phá xã hội mà con người đã tiến một bước dài trong cách tái hiện chân thực, không tô vẽ, không cắt xén nhưng đầy lôi cuốn.
3-3-7-1987 VŨ QUẦN PHƯƠNG

Thích ứng với thế giới hiện đại (Moravia và các tập truyện ngắn)

Nhà văn của đời thường.
Ngay từ nhỏ cậu bé Alberto (*) đã mắc chứng lao xương, phải nằm liệt một chỗ. Từ 9 đến 16 tuổi, cậu sống giữa một dưỡng đường trên núi cao. Bị cách ly khỏi hoàn cảnh bình thường, cậu chỉ còn cách làm bạn với sách vở. Tình thế cô lập trong thế giới tật bệnh khiến Moravia sớm quen với cuộc sống trầm tư và lâu dần thói quen này trở nên những sở thích không dễ gì thay đổi.
Thời gian Moravia lớn lên là thời gian chế độ phát xít ở ý nảy nở và hoành hành khá mạnh. Cũng như nhiều trí thức chân chính khác, Moravia nhìn thấy đấy là một chế độ áp bức con người và công khai biểu thị thái độ phản đối. Ông bị phiền hà rất nhiều về chuyện này. Sách ông bị cấm, nhiều lần ông phải viết dưới những tên hiệu giả. Thậm chí trong những năm cuối của cuộc Đại chiến thứ hai, ông phải lẩn trốn vào một vùng rừng núi “sống trong một chòi lợp tranh y như người thượng cổ. Rất cơ cực, nhưng thời kỳ này đã giúp ích không nhỏ cho sự phát triển bên trong của tôi”. Sau này, Moravia bảo vậy.
Đấy cũng là một phần những tư tưởng mà Moravia trình bày trong các sáng tác của mình.

Năm 1929, Những kẻ thờ ơ, tiểu thuyết đầu tay của Moravia ra đời. Đằng sau câu chuyện lộn xộn trong một gia đình trưởng giả, nhà văn sớm vạch ra một căn bệnh chính của xã hội hiện đại : nó giả dối, nó che đậy rất nhiều ung nhọt bên trong. Những thói tật ấy len vào mọi mối quan hệ giữa người và người, làm hỏng cả những liên lạc mật thiết trong mỗi gia đình.
Từ năm 1930 đến 1945, Moravia tiếp tục cho in nhiều tiểu thuyết khác, trong đó có cuốn Hội hoá trang (1941) kể chuyện một nhà độc tài ở xứ Mehico. Nhưng vì sự ám chỉ nhà cầm quyền phát xít quá rõ, nên sách bị cấm, bị đốt và tác giả phải bỏ xứ đi lưu vong. Sau chiến tranh, danh tiếng của Moravia càng nổi bật, với sự xuất hiện các cuốn Người đàn bà thành Rome (1947), Sự khinh bỉ (1951) v.v..
Nhân vật chính trong Người đàn bà thành Rome là một gái điếm, tên gọi Adriana. Số phận của Adriana sở dĩ bi thảm, do chỗ mặc dù đã tìm ra mọi cách thoả hiệp, nhưng ngưòi đàn bà này - cũng như nhiều con người có lương tri khác - vẫn không sao tìm được chỗ đứng trong xã hội. Và càng đầu hàng nó, càng hoà mình vào nó, người ta càng cảm thấy xa lạ.
Đến truờng hợp Sự khinh bỉ thì đây lại là câu chuyện cay đắng của một người thất bại, đã thất bại trong ý đồ giữ cho nghề nghiệp một sự trong sạch tối thiểu, lại thất bại cả trong ý hướng vươn tới hạnh phúc gia đình. Cũng như nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn khác của Moravia, tác phẩm dùng hình thức tự thú, và có nhiều trang trữ tình, nhưng điều đó không làm giảm tính quyết liệt của câu chuyện.
“ Tôi muốn nói lên rằng trong xã hội tư bản, tiền bạc chi phối không những công việc làm ăn mà còn chi phối luôn cả những liên lạc tình cảm nữa, tiền bạc đầu độc mọi sự” . Những dự định đó của Moravia được thực hiện khá trọn vẹn trong Sự khinh bỉ. Vả chăng, đó không phải chỉ là một ý tưởng ngẫu nhiên nảy sinh mà là một quan niệm quán xuyến trong Moravia. Người ta từng có những lời lẽ vẻ như muốn phán quyết ông “Các tiểu thuyết của ông đưa ra một hình ảnh rất ác độc chua chát về cuộc thế”, “Các nhân vật của ông không bao giờ được hưởng lấy một giây hạnh phúc”. Đáp lại, Moravia bảo: “Tôi không có ý trưng ra hạnh phúc. Cái gì ở người khác chỉ là trong khoảnh khắc thì ở nhân vật tiểu thuyết, là cả cuộc đời họ”.
ở trên, chúng ta có nói rằng, hồi trước 1945, để tránh sự lùng bắt của bọn phát xít, Moravia có thời gian trốn về một vùng rừng núi. Những kinh nghiệm mà ông thu thập trong thời gian này được ông đưa vào một cuốn tiểu thuyết khác, khởi thảo ngay từ trong chến tranh và mãi 1957 mới hoàn thành, đó là cuốn Ciociara. Qua việc miêu tả quãng đời trôi nổi của hai mẹ con một người phụ nữ là Sedira (nhân vật dẫn truyện), Moravia muốn gợi lại cả những đau đớn giày vò mà nhân dân ý phải chịu trong những năm chiến tranh: một đời sống khốn khó, cơ cực, mọi người làm khổ nhau, hành hạ nhau, và những tâm hồn méo mó, bệnh hoạn, kết quả của những cơn lộng hành do các thế lực xã hội đen tối gây nên. Nhìn sự vật đúng như nó tồn tại, giữ lấy một cái nhìn tỉnh táo về đời sống, tiểu thuyết Ciociara đi rất gần với xu hướng tư tưởng của nhóm “tân hiện thực”, dù Moravia không ngả hẳn theo trào lưu đó.
Từ 1960 trở đi, Moravia còn viết một số tiểu thuyết khác: Buồn chán (1960), Sự chú ý (1965), Tôi và hắn ta (1971), Cuộc sống bên trong (1978)... Thường thường đối tượng được nói tới trong tác phẩm của Moravia luân phiên đắp đổi nhau, cứ sau một cuốn sách viết về giới trí thức, lại một cuốn viết về các tầng lớp bình dân (viên chức, tiểu chủ, người buôn bán nhỏ...). Giới trí thức là tầng lớp xuất thân của Moravia (bố ông là một kiến trúc sư). Ông tìm thấy ở đấy những nhân vật của hoài nghi, những con người bị giằng giật giữa lương tâm và lý trí sáng suốt. Dù viết về tầng lớp nào, Moravia thường cũng nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh mà nó hình thành, cái hoàn cảnh luôn luôn khơi dậy ở nó ý muốn phản kháng, nhưng lại đã trở thành định mệnh khiến suốt đời, dù vùng vẫy mấy, con người đó vẫn không ra khỏi những tù túng mà hoàn cảnh áp đặt cho nó. Có lẽ vì lý do này mà người ta kêu Moravia là bi quan quá. Thực ra một Moravia bi quan luôn luôn bị một Moravia khác, nhân đạo và hiện thực chống đối lại. Vì ông tin ở con người, ông mới trở nên kiên trì và tỉnh táo như thế trong việc phản ánh cái thực tế đang bẻ quẹo con nguời. Còn một điểm nữa, người ta cũng hay trách Moravia là trong tác phẩm của ông, các nhân vật thường bị chi phối nhiều về tính dục (nhà thờ công giáo ở ý đã xếp nhiều tiểu thuyết của ông vào loại cấm đọc), nhưng ông thì cho rằng “nguyên cớ chính là trong thế giới ngày nay, không còn mấy những giá trị chắc chắn, vững chãi”, nên “phải dựa vào các “sexy” như là một giá trị”. Gạt bỏ những hạn chế đó (đúng hơn, những cố tật gắn liền với xã hội hiện đại ), có thể nói tác phẩm của Moravia đạt tới sự chân thực đáng kể. Sức mạnh của người nghệ sĩ ở Moravia trước hết là sức mạnh của sự khẳng định một lẽ sống vượt ra ngoài những gò bó máy móc, những khuôn thước giả dối. Tiểu thuyết của Moravia lại không chìm sâu vào những tìm tòi hình thức quá đáng, mà thường trong sáng trong cách miêu tả, kể chuyện và rất tinh tế trong các sắc thái tâm lý.
Người để vào thể truyện ngắn nhiều tâm huyết .
Trong cả cuộc đời dài dặc của một ngòi bút văn xuôi, hiện tượng một nhà văn bên cạnh tiểu thuyết, thỉnh thoảng có “lỡ chân” tạt sang khu vực truyện ngắn, viết vài truyện đăng báo - hiện tượng ấy không hiếm trong các nhà văn thế kỷ XX. Lại cũng không hiếm là trường hợp có một thời gian nào đó, một nhà văn tự nhiên mê truyện ngắn, viết liên tiếp một loạt truyện làm thành một hai tập có giá trị, góp phần xứng đáng vào văn nghiệp của mình. Nhưng gắn bó với truyện ngắn một cách hết lòng như Moravia quả thật ít thấy. Ông kể: Có thời gian, trên một tờ báo lớn ở ý, tờ Corriere Della Sera, ông liên tiếp có truyện in, và cứ mở ra là người ta tìm ngay trang 3, để xem truyện ngắn của ông. Ngay từ trước chiến tranh ông đã cho in các tập Những mộng tưởng của anh lười (1940), Người tình bất hạnh (1943), Epidemia (1944) sau chiến tranh các tập truyện lại kế tục ra mắt đều đặn hơn: Những mẩu chuyện thành Rôme (1957), Chỉ là đồ vật (1967), Một cuộc sống khác (1971), Thiên đường (1974)... Trong số các sáng tác này, Những mẩu chuyện thành Rome quả thực là một bước ngoặt. Sau khi được tặng một giải thuởng văn học (1954), nó được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau ở châu Âu. Từ đây, trong các Bách khoa toàn thư lớn, khi nói về Moravia, bên cạnh mấy chữ nhà văn, nhà báo, người ta không quên chua mấy chữ người viết truyện ngắn nổi tiếng.
Qua truyện ngắn của Moravia, người ta có thể bắt gặp mọi suy nghĩ của tác giả về cuộc đời của chính ông và mỗi người chúng ta đang sống. Ông viết đều đều về đủ chuyện, chung quanh những con người thành Rome mà ông hết sức quen thuộc. Phần lớn những truyện ngắn in trong Những mẩu chuyện thành Rome là câu chuyện do một người dân nào đó trong thành phố tự kể. Người thợ cắt tóc, anh hầu bàn, chàng lái xe, một nghệ sĩ nhiếp ảnh hạng ba hạng tư với chiếc máy ảnh cà tàng..., mỗi người đó một nghề mỗi cuộc đời một sắc thái, nhưng giữa họ vẫn có một nét chung: Thân phận họ là thân phận những người thấp cổ bé họng trong xã hội. Cuộc đời không ưu đãi gì họ, sự kiếm sống không dễ dàng, cuộc vật lộn để có miếng ăn dường như đã thu hút toàn bộ tinh lực, khiến cho những vui buồn ở mỗi người đôi khi tầm thường thảm hại. Đây đúng là những con người bé nhỏ về mọi mặt.
Đứng về một số phương diện, truyện ngắn Moravia trong giai đoạn này là sự tiếp nối đúng đắn những truyền thống hiện thực và nhân đạo tốt đẹp, từ Bocacio, qua Manzoni, Verga... Trong việc đi vào mô tả những con người nhỏ bé, thông cảm với họ, người ta cũng bắt gặp sự gần gũi giữa Moravia với một số nhà văn khác như Pratolini, hoặc các đạo diễn phim như De Sica, Viscolti, Fellinni...
Nhưng rồi cùng với sự phát triển của xã hội, từ những năm 60 trở đi, sau chủ đề “con người nhỏ bé”, một chủ đề khác ngày càng nổi rõ, và tìm thấy những biểu hiện độc đáo, đầy đặn trong các tập truyện ngắn của Moravia. Đó là chủ đề về sự tha hoá của con người trong xã hội tư bản, khả năng họ bị xã hội hoá đến mức biến thành những đồ vật. Như các nhà nghiên cứu xã hội tư bản hiện đại nhận xét: “ách nô lệ có thể định nghĩa không phải bằng phục tùng, không phải bằng mức độ nặng nhẹ của công việc, mà chính là bằng các quy chế, công cụ, và nhất là bằng việc hạ thấp con người xuống tình trạng đồ vật - chính đấy mới là hình thức thuần tuý của nô dịch”.
Có thể nói, đó cũng là cái tinh thần tố cáo thấm sâu vào nhiều truyện ngắn của Moravia đã viết. Xã hội được nhất thể hoá tới mức, càng tỏ ra độc đáo, người ta càng rơi vào tình trạng lệ thuộc, tự mình lặp lại mọi cử chỉ, mọi hành động của kẻ khác (Dở dở ương ương). Trong mỗi con người dường như có sự phân rã thành nhiều con người khác nhau, không sao hàn gắn nổi (Gương ba mặt). Bề ngoài, người ta phải đóng vai một người có hạnh phúc, nhưng bên trong có bao điều cay đắng (Trong gia đình). Trong một mối quan hệ cơ bản, như quan hệ vợ chồng, nguời ta cũng phải đóng kịch với nhau, và nhiều khi người nọ như trở thành nhà tù của người kia (Người máy, Sùng bái gia đình, Hoàng hậu Ai cập...). Nhiều khi với mục đích biểu lộ tình yêu ta lại hạ thấp đối tượng của ta mà ta không hay, và chỉ chuốc lấy một sự trả thù thẳng thừng (Đồ vật). Để phù hợp với tâm lý bạn đọc phương Tây, trong một số truyện viết về đời sống gia đình và quan hệ nam nữ, Moravia không ngại đi vào những “ca” rất sượng. Nhưng cả ở những truyện có phần tự nhiên chủ nghĩa đó lẫn các truyện khác, nhuần nhị, trong sáng, đều thấy toát ra một ý tưởng chung. Bởi có chống lại cũng vô ích, cứ cố thoát ra khỏi một tình trạng bế tắc này, người ta lại rơi vào trường hợp bế tắc khác, mà ví dụ tiêu biểu là tấn bi kịch của người nữ diễn viên nọ, đang chán chường người chồng chỉ biết làm phim câu khách, chạy đến với đạo diễn khác, thì đấy cũng là một đạo diễn dung tục tầm thường không kém (Tấm thân siêu phàm). ý định thay đổi luôn luôn là những ý định vô vọng, mà lý do không phải đâu xa, lý do ở ngay xã hội tư sản với sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật của nó. Sự hoàn thiện này, xét trên một phương diện nào đó, là phi nhân bản, vì lẽ đặt bên cạnh nó, con người thấp hèn đi. “Chúng ta đã sáng tạo được một nền văn minh tuyệt vời đến mức còn đẹp hơn chính con người nữa” (Đẹp hơn em).

Sự thống nhất trong thế giới truyện ngắn của Moravia trước tiên là ở cách nhìn cuộc đời. Trong muôn vàn truyện của đời sống nước ý hiện đại, có những hiện tượng giống nhau, cứ đều đều rơi vào ống kính Moravia, mỗi lần cho ta một cận cảnh gọn và rõ. Khoảng những năm 50, đó là cuộc sống của những người lao động thành Rome với những vui buồn theo kiểu bình dân độc đáo của nó. Đến những năm 60, đấy thường là cuộc sống của những người trung lưu, vật chất không còn quá nheo nhóc, nhưng về mặt tinh thần lại bị thu hút vào một guồng máy xã hội đã bị tha hoá, khiến mất hết cả tự do, đời sống bảo là sung túc đầy đủ cũng được, mà bảo là vớ vẩn tẻ nhạt cũng được. Bởi tính phổ biến của nó, những bi hài kịch này thường chỉ được Moravia phác ra trong mấy nét nhưng rất dễ thông cảm. Người đọc nhận ra ngay những chuyện kể ở đây không chỉ liên quan đến mấy người trong truyện, mà ít nhiều liên quan đến chính cuộc sống của mình, cái cuộc sống thực sự hàng ngày ai cũng phải đối mặt. Nhưng điều quan trọng hơn là những kết luận Moravia muốn ta hướng tới. Dường như tác giả muốn nói: cuộc sống con người trong lòng xã hội thật kỳ quái, nhưng lại cũng thật tẻ nhạt vô kể (Đừng nghĩ ngợi gì, Người thừa hành). Với mỗi chúng ta cuộc đời hiện ra một cách khác, nhưng thông thường, mỗi người nếm trải đủ vị, sung sướng đấy mà đau khổ đấy (Đẹp hơn em). ở chỗ ta tưởng chỉ có nghiêm chỉnh vẫn hàm chứa bao nhiêu chuyện buồn cười, y như chuyện đùa (Chuyện đùa ngày hè), nhưng ở chỗ ta tưởng chỉ có nhạt nhẽo, vớ vẩn lại có bao nhiêu điều khiến ta cảm động đến rơi nước mắt (Cô điếm mệt mỏi). Cuộc đời không vừa với một khuôn khổ nào có sẵn, mỗi con người đều lung linh kỳ lạ , cả cái khôn lẫn cái dại, cả sự ngờ nghệch lẫn sự hiểu biết của họ cũng mở ra hết mức, đó vẫn là ý nghĩa thực của đời sống xưa nay, và thứ văn học nào bắt ngay vào cái nguồn vô tận này, cũng sẽ không bao giờ vơi cạn, như chính đời sống vậy.
ở một thiên truyện như Người đàn bà ham thích hội hè, bước đầu ông đã tiếp cận với những vấn đề triết lý quan trọng: những kích thước khác nhau về đời sống; tầm quan trọng của văn hoá; quan hệ giữa những giá trị văn hoá lâu đời và đời sống hiện đại. Đó chính là cơ sở cho mọi sự thông cảm mà ở trên chúng ta vừa nói.
Đọc ông, đôi lúc ta có cảm tưởng đằng sau những thoáng lạnh lùng, thậm chí hơi ác, hơi tàn nhẫn nữa, là một thiện ý vừa muốn mua vui, lại vừa muốn giúp thêm cho mọi người nhận thức đời sống một cách tỉnh táo. Trong cái “hội hoá trang” điên cuồng của xã hội hiện đại , người ta rất cần tới những an ủi nho nhỏ như thế.
Trong hồi ức Con người, năm tháng, cuộc đời, nhà văn Nga Ehrenbourg kể: Nét mặt Moravia thường rất buồn, nói vấn đề gì ông cũng trả lời như cái máy: “Tôi biết... tôi biết...”. Nhưng đôi khi nét mặt Moravia bừng sáng. Theo Ehrenbourg, đó là sự bừng sáng của một bản tính dịu dàng thường xuyên bị đè nén.
Nghệ thuật truyện ngắn
Người ta thường nói đến tính nguyên bản của một sáng tác, ngay cách viết đôi khi cũng có tính nguyên bản, nghĩa là nó chỉ đến với anh một lần, nó là trường hợp đơn nhất, lần ấy anh có thể thành công, lần khác viết theo cách đó, rất dễ hỏng. Dung dị, thanh thoát, có vẻ như là gặp đâu viết đấy, cách viết của Moravia có một đặc tính ngược lại, từ tác phẩm này sáng tác phẩm khác vẫn chỉ là nó mà người ta không thấy chán và có thể đọc mãi được. Nó có vẻ rất hợp với một ngòi bút viết nhiều, viết khoẻ, dẻo dai trong nghề nghiệp. Vâng, viết thật liên tục, thật đều đặn, và tạo cho bạn đọc cảm thấy mình có thể viết mãi trong truyện ngắn, đấy là một trong những bí mật làm nên tài năng Moravia, nó cũng là một phần lý do khiến ở ý cũng như ở nhiều nước khác, ở Pháp, ở Mỹ, ở Nga, ông được bạn đọc và cả giới nhà văn chuyên nghiệp say mê không dứt được.
Đâu là những khía cạnh làm nên đặc sắc riêng của truyện ngắn Moravia? Về mặt hình thức, đó là những truyện đạt tới sự ngắn gọn cổ điển. Nhờ chỉ tập trung vào một điểm nào đó trong tình thế hoặc trong nhân vật, mỗi truyện tựa chắc trên một cái trục để tồn tại, và sự súc tích hiện ra như là một cái gì hồn nhiên, thoải mái. “Theo ý tôi, truyện ngắn là một thứ văn khó viết, nó có những quy luật hẳn hoi, như loại thơ sonne vậy. Người viết phải trình bày thật nhiều tình tiết trong một đoạn văn càng ngắn càng hay”.
Đặc sắc cơ bản làm nên sự hấp dẫn của truyện ngắn Moravia là vẻ tự nhiên của nó . Thu hẹp trong phạm vi vài nghìn chữ, mỗi truyện như lời kể của một người nào đó về người thân của mình, bè bạn của mình, tác giả vừa nghe xong và giờ kể lại trên mặt giấy. Thủ pháp nhân vật xưng tôi vốn đã rất cũ, nay được tác giả sử dụng lại, và cứ thế mà kéo, không cần phải màu mè đắp đổi gì hết. Dường như phải qua lối xưng tôi như vậy, ông mới có cớ để thu góp tất cả sự phức tạp của đời sống vào một mối, tha hồ dẫn dắt người đọc theo những tư tưởng có sẵn và mang lại cho nó một vẻ dễ hiểu: “ ồ, tôi nghĩ thế đấy”. Với ai kia, nghệ thuật truyện ngắn ăn ở những tìm tòi cầu kỳ về cách tả cách kể. Moravia không cần làm thế. Ông cứ kể như người ta thuận mồm thì trò chuyện cho vui. Thậm chí phong cảnh thiên nhiên cũng gần như vắng mặt trên các trang sách. Đã gọi là chuyện, với ông, chỉ có đời sống con người, những mối quan hệ đa dạng của con người với con người. Gọn gàng nhưng không gò bó, chặt chẽ ngay trong sự dông dài của mình, mỗi truyện ở đây giống như một phác thảo tâm lý nho nhỏ nhưng lại hóm hỉnh, tinh tế, và nhiều khi chua xót nữa.
Nói về thói quen làm việc của mình, trong một dịp trả lời phỏng vấn. Moravia kể: Sáng sáng, ông ngồi vào bàn, và đã ngồi là có tác phẩm. Trong khi đặc biệt nhạy cảm với xu hướng tha hoá con người, biến con người thành một thứ máy -- cái xu hướng vốn gắn liền với sự phát triển của nền văn minh tư bản chủ nghĩa -- bản thân Moravia lại là một tấm gương về lao động nghệ thuật và khả năng không bị sự đỏng đảnh của cảm hứng chi phối. “Viết để đầy một số trang, vui lắm!”, ông bảo vậy. Trong việc viết cho đúng hẹn đã định, cũng như trong việc tự giới hạn tác phẩm của mình trong một số chữ nhất định, ông cũng cảm thấy niềm vui. “Tự do” ở đây là một thứ tự do trong khuôn khổ, tự do nương theo những ràng buộc có sẵn mà không hề cảm thấy bị những ràng buộc đó làm phiền. Không biết tự lúc nào, một bản tính thứ hai đã hình thành ở ông, trong những qui định ngặt nghèo của trang báo, ông cảm thấy viết đến đấy là vừa đủ, không cần có sự gò ép, tước bỏ, cắt xén gì cả. Đằng sau các trang sách, có lúc ta cảm thấy một tác giả con mắt nháy nháy tinh nghịch như thầm bảo : ”Đấy anh xem, chỉ cần có ít chữ vậy thôi, tôi cũng đã nói được bao nhiêu điều cần thiết”
Với những truyện ngắn được viết liên tục, hoàn toàn có thể nói Moravia là một nhà văn có một căn bản nghề nghiệp vững chãi . Và sự thành thục của ngòi bút (điều mà ông chăm lo rèn luyện) đã trở thành thành tựu, do đó thành một niềm tự hào chính đáng ở ông. Trong không ít trường hợp, Moravia đã phát biểu rất hay về công việc viết văn và tâm lý người viết. Chẳng hạn có lần ông bảo “ Viết là tuân theo một nhạc điệu. Là cảm thấy một thiện cảm và tiến về phía thiện cảm ấy. Người ta viết bằng tai”. Tôi tưởng nhiều người trong chúng ta cảm thấy mình hoàn toàn có thể chia sẻ một nhận xét như vậy.
Viết, đối với Moravia, là một nghề nghiệp, nhưng trong cái nghề nghiệp đó, chất chứa bao nhiêu sự đời và có thể gửi gắm bao nhiêu suy nghiệm về nhân tình thế thái.
Trong khi không quan trọng hoá công việc - một điều mà chúng ta biết, rất gần với Tchékhov - thực ra Moravia vẫn hết mình với nghề . Luôn luôn ông cho chúng ta thấy việc làm nghề nếu không phải thiêng liêng, thì cũng là một sự quyến rũ lớn lao. Cũng y như, sau những trang viết có vẻ lạnh lùng của ông, người ta vẫn cảm nhận rõ một khuyến khích đầy thiện ý: “Dù bao nhiêu chuyện ngang trái đi nữa, song cuộc sống vẫn còn bao nhiêu điều tốt đẹp, khiến cho người ta cần sống và có thể tìm được ý nghĩa cho cuộc sống”.


Chủ kiến của nhà văn Ý Alberto Moravia, khi cho rằng thành công là cả hành trình chứ không phải điểm đến


http://vietitalylove.webnode.vn/









 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran