Giải toán trực tuyến W | A




Vẽ đồ thị trong Oxyz plot3D(f(x,y),x=..,y=..)
Vẽ đồ thị trong Oxy plot(f(x),x=..,y=..)
Đạo hàm derivative(f(x))
Tích phân Integrate(f(x))


Giải toán trực tuyến W|A

MW

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA TOM SAWYER - MARK TWAIN .

NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA TOM SAWYER - MARK  TWAIN



Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

1. TÁC PHẨM .

Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer là một quyển tiểu thuyết được nhà văn Mark Twain viết với bút pháp độc đáo, miêu tả tâm lý, cử chỉ, hành động của một chú bé sống tại một ngôi làng nghèo bên sông Mississippi. Tác giả đã miêu tả xuất sắc tính cách, tâm lý, hành động của chú bé thông minh, nghịch ngợm nhưng dũng cảm và có một tấm lòng nhân hậu giàu tình nghĩa.

a. Cốt truyện .

Vào những năm 1840, cậu bé tinh nghịch và giàu trí tưởng tượng Tom Sawyer sống với người cô Polly và anh họ trong phố Mississippi River của St. Petersburg, Missouri. Sau khi trốn học vào ngày thứ sáu và làm bẩn quần áo mình khi đánh nhau, Tom bị phạt phải sơn hàng rào vào thứ bảy. Đầu tiên, Tom thất vọng vì bị mất ngày nghỉ. Tuy nhiên, sau đó cậu đã rất thông minh khi khuyến khích các bạn phải trao đổi rất nhiều "kho báu" để đổi lấy quyền được làm công việc của mình. Sau đó, cậu nhận ra rằng để làm cho ai đó ao ước một điều gì, chỉ cần làm nó khó có thể đạt được. Cậu đổi những "kho báu" mà mình đạt được bằng cách lừa các bạn sơn bằng những tấm vé để nghe kinh thánh vào ngày chủ nhật. Cậu nhận được đủ vé để vào nghe kinh thánh. Tuy nhiên, cậu để vuột mất vinh quang khi trả lời sai câu hỏi về các môn đệ của David và Goliath.

Tom yêu Becky Thatcher - một cô gái mới trong phố. Cậu khuyến khích cô có thể "đính hôn" với cậu chỉ bằng cách hôn mình. Becky hôn Tom. Nhưng tình yêu của họ sụp đổ khi Becky biết Tom trước đó đã "đính hôn" với một cô gái khác - Amy Lawrence. Một thời gian ngắn sau khi bị Becky xa lánh, Tom đồng hành cùng Huckleberry Finn - con trai của một kẻ say rượu - đến nghĩa địa vào đêm để thử tìm ra "phương thuốc" cho căn bệnh mụn cóc từ một con mèo chết. Tại nghĩa địa, họ chứng kiến vụ giết bác sĩ Robinson được thực hiện bởi một kẻ bản xứ Injun Joe. Quá sợ hãi, Tom và Huck đã chạy thục mạng và thề một lời thề máu không nói cho bất kì ai về những gì họ đã thấy. Injun Joe đã đổ tội cho Muff Potter - một kẻ say rượu không may - về tội ác trên. Tom rất lo lắng và cảm thấy tội lỗi. Tom, Huck và Joe Harper - một người bạn của Tom - chạy đến một hòn đảo để trở thành những tên cướp biển. Khi đang bơi và tận hưởng tự do mới mẻ, các cậu nhận ra mọi người đang tìm kiếm xác họ. Tom lẻn về nhà một đêm để quan sát các thay đổi. Sau một lúc hối hận về nỗi khổ của những người thân yêu, Tom nảy ra ý tưởng xuất hiện vào đám tang của chính mình để làm mọi người kinh ngạc. Cậu cũng bảo Joe và Huck làm như vậy. Sự trở lại của họ sẽ ngập tràn trong sự vui mừng. Họ sẽ trở thành người hùng và là sự ghen tị của các bạn.

Trở lại trường, Tom nhận được sự yêu mến của Becky vì đã nhận trách nhiệm cho cuốn sách mà cô xé rách. Ngay sau đó, Muff Potter ra tòa. Tom đã vượt qua nỗi sợ hãi và ra làm chứng chống lại Injun Joe. Muff Potter trắng án nhưng Injun trốn qua cửa sổ của tòa án.

Mùa hè đến, Tom và Huck đi tìm kho báu trong một ngôi nhà bị ma ám. Sau khi lên tầng trên, họ nghe thấy một tiếng động phía dưới. Nhìn xuống cái hố tầng dưới, họ thấy Injun Joe đang giả dạng là một người Tây Ban Nha điếc và mù. Hắn và một kẻ đồng lõa bù xù đang lên kế hoạch để chôn kho báu mà chúng đánh cắp. Từ chỗ ẩn nấp của mình, Tom và Huck thích thú với cái ý nghĩ đào nó lên. Trong một sự trùng hợp hiếm có, Tom và Huck đã đào được một hột một đầy vàng. Khi chúng thấy dụng cụ của Tom và Huck, chúng bắt đầu nghi ngờ rằng có ai đó đã chốn vào căn nhà và định đánh cắp kho báu của chúng thay vì chôn nó như chúng dự định.

Huck bắt đầu theo dõi Injun Joe mọi đêm, cố tìm cơ hội để chiếm được số vàng. Trong khi đó, Tom có chuyến picnic đến McDougal’s Cave với Becky và các bạn cùng lớp. Trong cùng một đêm, Huck thấy Injun Joe và kẻ đồng lõa đang loay hoay với một chiếc hộp. Cậu đi theo và chợt nghe thấy chúng đang lên kế hoạch tấn công Widow Douglas - một cư dân ở St. Petersburg. Huck chạy đi tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm ngăn chặn tội ác và cậu trở thành một anh hùng vô danh.

Tom và Becky lạc trong hang và sự vắng mặt của họ không được phát hiện cho tới sáng hôm sau. Người trong phố đổ xô đi tìm họ nhưng không có tác dụng. Tom và Becky hết thức ăn và nến và dần dần yếu đi. Tình hình càng trở nên tồi tệ trong khi Tom tìm lối ra, cậu phát hiện Injun Joe cũng đang ở trong hang để ẩn nấp. Cuối cùng, ngay lúc những người tìm kiếm bỏ cuộc, Tom tìm được lối ra. Cả phố ăn mừng và cha của Becky, Judge Thatcher, khóa cái hang lại, để mặc cho Injun Joe đến chết.

Một tuần sau, Tom dẫn Huck đến cái hang và tìm thấy hộp chứa vàng. Tiền trong đó sẽ được chia cho họ. Widow Douglas nhận Huck làm con nuôi khi Huck cố gắng trốn khỏi cuộc sống văn minh. Tom hứa với cậu, cậu có thể gia nhập "băng cướp" của mình nếu Tom trở lại. Huck đồng ý một cách miễn cưỡng.

b. Chuyện bên lề .

Trong cuốn tự truyện của mình, Mark Twain cho rằng Tom Sawyer là tác phẩm đầu tiên của ông mà bản thảo được đánh máy. Tuy nhiên theo nhà sử học nghiên cứu về đánh máy Darryl Rehr, tác phẩm đầu tiên được đánh máy của Twain là Cuộc sống trên dòng sông Mississippi. [1]

c. Phim chuyển thể .

Cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành trên dưới 20 bộ phim của nhiều quốc gia, trong đó có ba bản phim nổi bật của Mỹ vào các năm 1938, 1973, 1995 (tựa đề Tom and Huck).

Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Những cuộc phiêu lưu của_Tom_Sawyer



2. TÁC GIẢ  MARK  TWAIN .

Mark Twain
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain; 30 tháng 11, 1835 – 21 tháng 4, 1910)[2] là một nhà văn khôi hài, tiểu thuyết gia và là nhà diễn thuyết nổi tiếng của Mỹ. Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau, năm 1910.

a. Cuộc đời của Mark Twain.

Mark Twain là nhà văn khôi hài bậc nhất của Hoa Kỳ, là tiểu thuyết gia rất sáng tạo và hấp dẫn , nơi sinh của ông thuộc về miền đất được coi là trái tim của Hoa Kỳ, gần vùng biên giới và ngay tại bờ sông Mississippi và con sông lớn này đã nối hai miền bắc và nam.

Mark Twain có tên thật là Sam Langhorne Clemens, chào đời vào ngày 30 tháng 11 năm 1835 tại Florida, thuộc tiểu bang Missouri, và là đứa con thứ sáu trong bảy người con.Cha của Sam là ông John Marshall Clemens là một luật sư, đã rời khỏi tiểu bang Virginia để sang định cư tại Missouri còn bà mẹ Jane Lampton Clemens là người từ tiểu bang Kentucky. Cha mẹ ông gặp nhau khi cha ông dời đến sống ở Missouri và họ cưới nhau vào năm 1823.Đây là một gia đình không giàu có nhưng cho các con được sống tự do, thoải mái. Vào thời kỳ đó, cả hai tiểu bang Missouri và Kentucky đều là tiểu bang duy trì chế độ nô lệ. Năm 1821, Missouri được nhận vào Liên Bang Hoa Kỳ.

Khi lên 4 tuổi tức là vào năm 1839, gia đình của Sam Clemens dọn về Hannibal, Missouri , một thị trấn cảng nằm về phía tây trên bờ sông Mississippi. Hannibal cách thành phố lớn Saint Louis 120 dặm về phía bắc. Dân số của thị xã này vào khoảng 1.000 người, một nửa là nô lệ , và những người da đen nào không có đủ giấy tờ đều bị bắt. Nhiều người nô lệ da đen bị bán cho các đồn điền thuộc phía Nam trong các tiểu bang như Louisiana, Georgia… Sam Clemens trải qua tuổi trẻ tại thị xã Hannibal, đã từng bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng hay trên các hòn đảo của dòng sông và đọc các cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm.

Mississippi là một dòng sông rất lớn, nối miền bắc với các thành phố phía nam như Memphis và New Orleans, và do con sông Ohio hội nhập lại, người dân có thể đi tới Cincinnati và các thành phố khác thuộc miền đông. Từ các phong cảnh, kinh nghiệm và kỷ niệm với dòng sông này, tác giả Mark Twain đã viết ra nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Năm 1847, người cha qua đời khi ông 11 tuổi, Sam Clemens tới học nghề với người anh tên là Orion, người này có một nhà in và một tờ báo. Vào thời bấy giờ, thợ in không phải là một nghề kiếm nhiều tiền, Sam đã từng đi làm công tại nhiều thành phố như Keokuk hay New York, đã mơ tới xứ Nam Mỹ để đi tìm vàng, mơ tới các cách làm giàu nhanh chóng.

Sam Clemens học nghề lái tàu với ông Horace Bixby vào năm 1857 và ông đã ưa thích nghề mới này hơn tất cả các nghề khác đã từng làm trước kia. Vào thời kỳ đó, thuyền trưởng lái tàu trên sông là  người thường đứng sau bánh lái với nhiều phong cảnh đẹp của dòng sông đã hiện ra trước mắt, thời gian khác nhau trong ngày lại có các cảnh trí khác nhau, với các khúc sông quanh co chứa nhiều phong cảnh thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Các kinh nghiệm và kỷ niệm của quãng đời học nghề lái tàu này đã được tác giả Mark Twain mô tả trong cuốn truyện "Đời sống trên dòng sông Mississippi" (Life on the Mississippi). Sam Clemens lấy được bằng lái tàu trên sông vào năm 1859 nhưng rồi Nội chiến Hoa Kỳ đã xảy ra, khiến cho việc lưu thông trên sông Mississippi bị chấm dứt.

b. Các cuộc du hành .

Trong thời Nội Chiến, Sam Clemens đã tham gia vào Lực Lượng Quân Sự Miền Nam nhưng sau ba tuần lễ, đã đào ngũ, trốn đi theo học nghề thợ mỏ bạc tại tiểu bang Nebraska, rồi lang thang từ thị xã này qua thành phố kia và cuối cùng tới tiểu bang Nebraska, định cư tại thị xã Virginia City. Sam Clemens bắt đầu viết bài cho tờ báo Territorial Enterprise của thị xã này.

Vào năm 1863, Sam Clemens dùng bút hiệu "Mark Twain", có nghĩa là "sâu 2 tầm", nguyên do từ các kỷ niệm lái tàu trên dòng sông Mississippi. Sau lần cãi nhau với chủ bút tờ báo, Mark Twain rời Nebraska và dọn qua tiểu bang California vào mùa xuân năm 1864.Từ năm 1865, danh tiếng đã tới với Mark Twain sau khi ông cho xuất bản cuốn truyện "Con ếch hay nhảy của quận hạt Calaveras" (the Jumping Frog of Calaveras County). Khi công ty Tàu Thủy Thái Bình Dương (the Pacific Steamboat Company) khánh thành tuyến đường thủy giữa thành phố San Francisco và các hải đảo Hawaii, thời bấy giờ còn được gọi là các đảo Sandwich (the Sandwich Islands), Mark Twain được tờ báo The Sacramento Union phái đi làm phóng sự. Cùng một loạt bài châm chọc các du khách. Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại (colloquial speech) vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài (humorist), chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời . Ông được xếp hạng cùng với các nhà văn như Bret Harte, Artemus Ward và Petroleum V. Nasby. Đây là các nhà văn rất nổi tiếng về các câu chuyện dân gian, viết bằng giọng văn có chứa đựng các thổ ngữ và nhiều chi tiết hài hước.

Năm 1867, Mark Twain thực hiện một chuyến du lịch qua châu Âu và  Đất Thánh Palestine bằng con tàu thủy mang tên Quaker City. Các bức thư kể về chuyến du lịch này, gửi cho tờ báo Alta California tại San Francisco và tờ  New York Tribune tại thành phố New York, được gom lại và xuất bản vào năm 1869 thành cuốn truyện "Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài" (The Innocents Abroad). Qua cuốn này, Mark Twain đã chế giễu sự điên khùng của nhiều du khách Mỹ vì đã phải băng qua đại dương để đi coi các ngôi mộ của những người đã chết trong khi còn rất nhiều thứ đang sống, đáng coi hơn tại Hoa Kỳ. Mark Twain cũng viết về các cảnh nhìn thấy một cách khôi hài , về các tập quán nghịch lý của các quốc gia mà ông đã đi qua và so sánh với Hoa Kỳ là một đất nước sống động, đang phát triển, trái ngược với châu Âu là một miền đất đang thoái hóa, suy tàn. Những tác phẩm này đã khiến ông nổi tiếng và được nhiều người tôn trọng, đồng thời các nhà văn Miền Tây Hoa Kỳ không còn bị coi thường như trước kia.

c. Kết hôn .

Mark Twain kết hôn vào năm 1870 với  Olivia Langdon, thuộc một gia đình giàu có và danh giá. Các kỷ niệm và cách tán tỉnh người đẹp của thời kỳ này được lưu dấu trong các bức thư mà Mark Twain viết cho Olivia và cho các bạn của cô nàng, rồi về sau thể hiện qua lối ve vãn của Tom đối với Becky trong tác phẩm "Tom Sawyer". Sau đám cưới 5 năm, Mark Twain rời gia đình về thành phố Elmira, thuộc tiểu bang New York, rồi dọn sang cư ngụ tại thành phố Hartford thuộc tiểu bang Connecticut vào năm 1871. Tại nơi sau này đã ra đời các người con của Mark Twain: con trai Langdon chết non vào năm 1872 do bệnh bạch hầu lúc 19 tháng tuổi, sau đó là ba cô con gái Susy, Clara và Jean, chào đời trong các năm từ 1872 tới 1880.Vào năm 1874, gia đình Mark Twain dọn về một căn nhà sang trọng 19 phòng tại Hartford.

Tại thành phố Hartford, Mark Twain đã làm quen được một số nhân vật trong giới văn học, trong số này có William Dean Howells là một tác giả danh tiếng và chủ nhiệm của tờ nguyệt san "The Atlantic Monthly". Howells đã sớm nhận ra tài năng hài hước của Mark Twain, ông đã khuyến khích nhà văn trẻ này phát triển biệt tài đó bằng cách mời Mark Twain cố vấn và trợ giúp cho tờ nguyệt san Atlantic.


d. Khó khăn về tài chính .

Vào thập niên 1880, Mark Twain đã thành lập và điều hành một công ty xuất bản cho riêng mình cũng như tìm cách đầu tư vào vài phạm vi thương mại khác, đặc biệt là việc chế tạo máy in do người phát minh tên là Paige. Trong các năm từ 1881 tới 1894, Mark Twain đã lỗ vốn gần 200,000 mỹ kim đầu tư vào thứ máy in kể trên, vì các thay đổi về kiểu mẫu, đặc tính đã đưa tới thất bại. Tháng 4 năm 1894, công ty ấn loát của Mark Twain phải tuyên bố phá sản rồi từ tháng 1 năm 1895, danh tiếng nhà văn bị ảnh hưởng vì không trả được nợ. Nhưng sau đó ông đã tìm cách phục hồi tài sản bằng cách đi diễn thuyết, có khi thu được 1,000 đô la Mỹ mỗi lần , đã từng thực hiện nhiều chuyến đi được quảng cáo rầm rộ, tới cả các thành phố xa xôi thuộc Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Úc. Mark Twain kết bạn với các nhân vật danh tiếng, giàu có như Andrew Carnegie, William Rockfeller và được trao tặng các văn bằng danh dự tại Đại học Yale vào năm 1901, Đại học Missouri vào năm 1902 và Đại học Oxford vào năm 1907. Tác giả Mark Twain là một nhân vật quốc tế, thường mặc bộ âu phục màu trắng mang vẻ phô trương, hút thuốc xì gà, với các bài nói chuyện hàm chứa nhiều chỉ trích xã hội một cách cay đắng và các bài văn này về sau được phổ biến qua các tác phẩm "Người ngồi trong bóng tối" (The Person sitting in the Darkness, 1901) và "Độc Thoại của Vua Leopold" (King Leopold 's Soliloquy, 1905).

Sau khi đã phục hồi được các vấn đề tài chính vào năm 1898, Mark Twain lại gặp các thảm cảnh trong đời sống gia đình. Người con gái lớn nhất Susy qua đời vào năm 1896 vì bệnh viêm màng não trong khi cha mẹ và em Clara đang ở nước ngoài. Năm 1903, Mark Twain bán đi ngôi nhà thân thương tại Hartford đầy những kỷ niệm về Susy. Tới ngày 5 tháng 6 năm 1904, bà vợ  Olivia cũng lìa đời vì bệnh tim rồi người con gái út tên là Jean, trước kia mắc bệnh kinh phong, cũng chết vào ngày 24 tháng 12 năm 1909.

Mặc dù các khó khăn tài chính và thảm cảnh gia đình trong các năm cuối đời, Mark Twain vẫn thu xếp để viết văn. Các tác phẩm cuối đời của ông gồm "Người Mỹ đòi quyền lợi" (The American Claimant, 1892) viết về một nhân vật không thực tế là đại tá Mulberry Sellers. Cuốn tiểu thuyết này được căn cứ vào vở kịch không thành công mà tác giả đã soạn ra cùng với nhà phê bình William Dean Howells vào năm 1883. Một tiểu thuyết trinh thám khác có tên là "Bi Kịch của Pudd'nhead Wilson" (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) bàn tới thành kiến chủng tộc (racial prejudice), một vấn đề quan trọng của xã hội Mỹ. "Nhớ về Joan of Arc" (Personal Recollections of Joan of Arc, 1896) là một cuốn tiểu sử (biography) dựa vào các tài liệu lịch sử. Mark Twain cũng kể lại những kinh nghiệm trong các chuyến đi diễn thuyết tại nước ngoài vào năm 1895, 1896 qua cuốn tiểu thuyết "Theo Đường Xích Đạo" (Following the Equator, 1897) trong khi cuốn truyện ngắn "Kẻ tham nhũng tại Hadleburg" (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899) đã chế giễu các nhà lãnh đạo tự phụ của một thành phố. Các tác phẩm của Mark Twain càng về sau, càng mất dần tính khôi hài của thời tuổi trẻ và bộc lộ cách nhìn bi quan hơn do tác giả nghi ngờ các loại tôn giáo, do tác giả nhận ra các động lực chính của con người là lòng ích kỷ.

e. Qua đời .

Đại Văn Hào Mark Twain qua đời vì bệnh tim vào ngày 21 tháng 4 năm 1910, để lại nhiều bản thảo kể cả một cuốn tự thuật lớn và dở dang. Bản thảo của một tác phẩm bi quan xuất bản vào năm 1916 có tên là "Người xa lạ bí mật" (The Mysterious Stranger) đã mô tả cuộc viếng thăm của quỷ Sa Tăng tới một ngôi làng thuộc nước Áo vào thời Trung Cổ.

Dù cho thất vọng trước cuộc đời, Đại Văn Hào Mark Twain vẫn nổi danh là một nhà văn khôi hài bởi vì ông đã nhìn thấy trong các hình ảnh rực rỡ và lãng mạn của xã hội, các tập quán và định chế giả hiệu, có gian ý, và ông đã dùng cách diễn tả quá đáng một cách hữu hiệu để công kích các thói đạo đức giả, các thái độ tự mãn của người đời, các bất công của xã hội. Ngoài các tác phẩm đặc sắc, một trong các đóng góp lớn lao của Đại Văn Hào Mark Twain là cách hành văn đặc biệt Mỹ, khác hẳn lối viết văn của các tác giả người Anh. Mark Twain là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại Văn Hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: "Tất cả nền văn chương hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ … Huckleberry Finn".

f. Sự nghiệp sáng tác  .

Mark Twain là một nhà văn trào phúng nổi tiếng của Mỹ. Những tác phẩm của ông, với tính chất châm biếm sâu sắc, với những nét miêu tả tâm lý xã hội cực kỳ khéo léo, đã trở thành những vũ khí sắc bén đấu tranh chống sự áp bức thống trị , nhất là chống cái chính sách dã man phân biệt chủng tộc đối với người da đen ở Mỹ.

Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, "Con ếch nhảy..." đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.

Mark Twain đã đưa lối văn đàm thoại vào cách hành văn Mỹ và nhờ các truyện ngắn, ông đã nổi danh là một nhà viết văn khôi hài, chuyên chế giễu các phong tục, tập quán và các định chế của xã hội đương thời.

Trong 20 năm trường sống tại thành phố Hartford hay tại Quarry Farm gần thành phố Elmira, New York, Mark Twain đã viết rất nhiều và các bài viết được phổ biến qua các tạp chí văn học xuất bản tại hai thành phố Boston và New York.

Sau cuốn "Sống thiếu thốn" (Roughing It) kể về cuộc đời của một người thợ mỏ và một nhà báo, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Mark Twain là "Thời Kỳ Vàng Son" (The Gilded Age, 1873). Tác giả đã viết cuốn này chung với Charles Dudley Warner, một người bạn và một nhà văn sống tại Hartford. Cuốn "Thời Kỳ Vàng Son" nói về các thập niên sau Cuộc Nội Chiến qua đó tác giả châm chọc tính ích kỷ và các cách kiếm tiền phổ thông của thời bấy giờ.

"Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer, 1876) được coi là hồi ký của Mark Twain và tác giả mô tả Tom Sawyer, anh bạn Huck Finn và tên gian ác Injun Joe cũng như làng St. Petersburg nhờ các kỷ niệm sống tại Hannibal khi trước.

"Đi nước ngoài" (A Tramp Abroad, 1880) được viết ra từ chuyến du lịch châu Âu của tác giả vào năm 1878. Cuốn truyện này kể lại các chuyến đi qua các nước Đức, Thụy Sỹ và Ý và qua đó, tác giả đã pha trộn các truyền thuyết, chuyện kể, chuyện khôi hài và các nhân vật địa phương để chế giễu nhẹ nhàng các sách du lịch và nền văn hóa tại châu Âu.

"Hoàng Tử và kẻ nghèo" (The Prince and the Pauper, 1882) dùng khung cảnh nước Anh vào năm 1550, mô tả sự trao đổi nhân dạng giữa Hoàng Tử Edward-6 của nước Anh và đứa trẻ nghèo hèn tên là Tom Canty. Cuốn truyện này đã làm vừa lòng một số độc giả thuộc vùng Tân Anh Cát Lợi nhưng một số người khác lại bất mãn vì họ ưa thích loại truyện đã xuất bản trước kia.

"Đời sống trên dòng sông Mississippi" (Life on the Mississippi, 1883) mô tả về lịch sử, truyền thuyết, khung cảnh, con người của các con tàu thủy, của các thành phố dọc theo con sông Mississippi. Tác giả Mark Twain đã kể rõ về những ngày lái tàu của mình khi trước từ chương 4 tới chương 17. Các chương này trước kia đã được phổ biến trên tờ nguyệt san Atlantic vào năm 1875 qua loạt bài "Thời xưa trên dòng sông Mississippi" (Old Times on the Mississippi).

"Các cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (The Adventures of Huckleberry Finn) được coi là tác phẩm danh tiếng nhất của Mark Twain, được xuất bản tại nước Anh vào năm 1884 và Hoa Kỳ vào năm 1885, và là phần tiếp của cuốn "Tom Sawyer". Cuốn truyện này mô tả các cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ trốn nhà, là Huck Finn và một em nô lệ da đen tên là Jim. Tom Sawyer cũng xuất hiện lại trong một số chương với trò khôi hài cố hữu. Trong truyện, Mark Twain đã dùng thứ ngôn ngữ hiện thực (realistic language) thêm vào là nhiều loại thổ ngữ (dialects) làm cho sống động các nhân vật. Các lối hành xử thiếu đạo đức, lời nói vô hạnh nhất thời của nhân vật Huck Finn và cách dùng văn phạm thiếu thận trọng của tác giả trong tác phẩm, đã làm cho một số độc giả bất mãn. Thư viện công lập Free Public Library đã cấm cuốn truyện này vào năm 1885. Ngoài ra, một số độc giả còn phản đối Mark Twain vì cho rằng ông đã chấp nhận chế độ nô lệ, lời văn mang tính kỳ thị và đã dùng chữ "nigger" (kẻ nô lệ dơ bẩn). Thực ra đối với thời bấy giờ, Mark Twain là một người tiến bộ về vấn đề chủng tộc và các chủ đề sâu xa viết về Huckleberry Finn đã bàn tới sự bình đẳng căn bản và khát vọng toàn cầu của mọi người thuộc mọi chủng tộc.

Cuối cùng, tác phẩm "Người Mỹ trong Triều Đình của Vua Arthur" (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889) đã trình bày một nhân vật khác nhiều màu sắc. Đây là người đốc công trong xưởng kim loại từ Hartford, Connecticut, tên là Hank Morgan. Nhờ quỷ thuật, Morgan thấy mình được sống tại nước Anh vào khoảng năm 500 sau Công nguyên, nên đã quyết định cải tổ xã hội Anh bằng cách đưa vào đó các lợi ích về kinh tế, tri thức và đạo đức của các năm 1800. Nhưng trước các cải cách và hoạt động từ thiện, đám đông quần chúng ngu dốt, cố vấn do giới Hiệp Sĩ và Tu Sĩ mê tín, đã nổi lên lật đổ Nhà Vua nước Anh. Qua các sự kiện xảy ra trong truyện, tác giả đã gián tiếp chế nhạo các thái độ tôn kính của một số tác giả đối với các Hiệp Sĩ Bàn Tròn, đồng thời Mark Twain cũng đưa ra một số câu hỏi về giá trị của nền văn hóa đương thời tại Hoa Kỳ.

g. Đánh giá về Mark Twain .

Với những tiểu thuyết đặc sắc và những nhân vật sống động cống hiến cho nền văn học Mỹ, Mark Twain xứng đáng là vì tinh tú đầu tiên của nền văn học hiện đại nước này. Mark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens. Như một ngôi sao với thứ ánh sáng rực rỡ  ngang qua bầu trời, Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Trong cuốn tiểu sử mới nhất có tựa đề Mark Twain: a Life (Mark Twain - một cuộc đời), tác giả Ron Powers viết: "Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học". Ông đã trả lại cho nước Mỹ ngôn ngữ và giọng điệu của con người bản xứ nước này, không phải bằng lối giễu nhại hay châm biếm mà bằng thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Bố mẹ Clemens là cư dân bang Virginia nhưng ông được sinh ra tại Florida, trong một gia cảnh khá chật vật, túng thiếu. Năm 1839, gia đình ông chuyển đến sống tại Hannibal, thành phố nhỏ nằm cạnh dòng sông Mississippi. Cha mất sớm, nhà văn tương lai phải bỏ học và theo nghề lái tàu kiếm sống. Khi cuộc nội chiến bùng nổ, nhà văn bỏ tàu, bỏ sông nước trôi dạt theo cuộc sống phiêu lưu ở những dãy núi miền Tây nước Mỹ. Nhưng những ngày tháng lênh đênh trên tàu đã để lại cho ông những ấn tượng sâu sắc, trở thành nguồn cảm hứng để nhà văn viết nên những kiệt tác như "Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer" (The Adventures of Tom Sawyer -1876), "Cuộc sống trên sông Mississippi" (Life on the Mississippi - 1883) và "Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" (The Adventures of Huckleberry Finn - 1884). Những mỏ vàng, mỏ bạc ở miền viễn Tây đã quyến rũ giấc mơ làm giàu của Clemens nhưng vận may không mỉm cười với ông. Nhà văn tương lai rách rưới và bụi bặm đến nỗi khi đến nộp đơn xin làm phóng viên ở một tòa soạn báo, Clemens trông giống một tên ma cà bông hơn là một người có khả năng cầm bút. Sau khi đã định hình được một phong cách báo chí cho riêng mình, cái tên cúng cơm Samuel Clemens được đổi thành Mark Twain. Bút danh này xưa nay vẫn gây tranh cãi trong giới học giả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn. Có hai giả thuyết chính. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, Mark Twain có nghĩa là "mark two" - chỉ mực nước khoảng 2 sải (tương đương với 3,7m) - một thuật ngữ mà những người dò sông biển thường dùng để báo tin cho nhau, chỉ đường đi an toàn. Giả thuyết thứ hai giải thích, bút danh này bắt nguồn từ những ngày lang bạt kỳ hồ ở miền Tây của nhà văn. Lúc đó, ông thường vào quán, gọi liền hai cút rượu và bảo người phục vụ đánh dấu "Mark twain" vào hóa đơn của mình. Nhưng trong một tài liệu, nhà văn viết: "Người thuyền trưởng già, dù chẳng giỏi giang và hay chữ gì nhiều nhưng ông thường sử dụng ký tự MARK TWAIN để thông tin về tình hình sông nước. Những thông tin này cực kỳ chính xác và có giá trị, nó có nghĩa là an toàn, không nguy hiểm...". Con đường đến với văn học của Twain đến nay vẫn không khỏi khiến người ta ngạc nhiên, khởi đầu bằng một tác phẩm hài hước có tựa đề "The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County" (Con ếch nhảy trứ danh ở Calaveras). Dù ngày nay đọc lại, tác phẩm đó không thể kiếm nổi của độc giả một nụ cười nhưng lúc bây giờ, "Con ếch nhảy... " đã giúp ông trở nên nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tiếp đó là những chuyến ngao du khắp đất nước với những buổi nói chuyện trước những cử tọa chật kín, ông đã khiến khán giả cười vỡ bụng bằng khiếu nói chuyện hài hước và thông minh của mình.

h.  Tác phẩm .

Sống thiếu thốn (Roughing It)
The Celebrated Jumping Frog of Calaveras County and Other Sketches (1867)
Các kẻ ngây thơ ở nước ngoài (Innocents Abroad, 1869)
Thời kỳ vàng son (The Gilded Age, 1873).
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (The Adventures of Tom Sawyer, 1876)
Đi nước ngoài (A Tramp Abroad, 1880)
Hoàng tử và kẻ nghèo (The Prince and the Pauper, 1882)
Đời sống trên dòng sông Mississippi (Life on the Mississippi, 1883)
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn, 1884)
Tên Yankee từ Connecticut trong triều đình vua Arthur (A Connecticut Yankee in King Arthur's Court, 1889)
Người ngồi trong bóng tối (The Person sitting in the Darkness, 1901)
Độc thoại của vua Leopold (King Leopold 's Soliloquy, 1905)
Người Mỹ đòi quyền lợi (The American Claimant, 1892)
Bi kịch của Pudd'nhead Wilson (The Tragedy of Pudd'nhead Wilson, 1894) b
Theo đường xích đạo (Following the Equator, 1897)
Kẻ tham nhũng tại Hadleburg (The Man that Corrupted Hadleburg, 1899)
Người xa lạ bí mật (The Mysterious Stranger, 1916)

Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Mark_Twain



















-------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

 Albert Einstein .

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .

NHẬT KÝ LƯỢNG TỬ - CUỘC THÁM HIỂM THẾ GIỚI VẬT LÝ HẠT - Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs   .






Lời nói đầu .


Vật lý hạt nhân là một nhánh quan trọng trong khoa học vật lý , nó chỉ ra những quan hệ tương tác giữa các hạt , phản hạt cùng những cấu thành khác trong thế giới hạt vi mô . Nhưng để hiểu được các ý nghĩa của chúng bằng việc sử dụng các công thức , ký hiệu toán học và các kiến thức vật lý cao cấp khác là cả một sự khó khăn với quảng đại quần chúng . Loạt bài sau đây gồm 20 đề tài được các tác giả là những nhà vật lý hạt hiện đang tham gia nghiên cứu về lĩnh vực này thể hiện qua những bài đăng rất thú vị . Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc .




Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 18/08/2013.


Đường dẫn :

Bài 1 . Sơ đồ Feynman .

Bài 2 . Nhiều sơ đồ FEYNMAN hơn nữa .

Bài 3 . QED + μ  giới thiệu về muon . 

Bài 4 . Boson Z và sự cộng hưởng .

Bài 5 . Các chàng ngự lâm Neutrinos .

Bài 6 . Tí hon boson W - làm rối tung mọi thứ .

Bài 7 . Các chú lính quarks - Một cuộc gặp gỡ thú vị .

Bài 8 . Thế giới của keo .

Bài 9 . QCD và sự giam hãm .

Bài 10 . Những hiểu biết được biết đến về Mô hình Chuẩn .

Bài 11 . Khi sơ đồ Feynman thất bại .

Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .



Bài 12 . Bài giới thiệu độc đáo về boson Higgs .



12.1  Một cách trình bày khác về hạt Higgs .

Đã có một số nỗ lực rất thông minh của các nhà khoa học nhằm giải thích hạt Higgs cho chúng ta bằng cách sử dụng phép tương đồng , một trong những mục khá thú vị là truyện tranh CERN dựa trên giải thích của David Miller như dưới đây :

Để hiểu được cơ chế Higgs, bạn hãy tưởng tượng rằng một căn phòng đầy các nhà vật lý đang trò chuyện lặng lẽ cũng giống như không gian tràn đầy trường Higgs ...


.. Bỗng một nhà khoa học nổi tiếng đi vào, tạo ra một sự xáo trộn khi ông di chuyển qua căn phòng và thu hút một nhóm người hâm mộ với mỗi bước đi ...


.. Điều này làm gia tăng sức đề kháng của ông để di chuyển , nói cách khác, ông cần có được khối lượng, giống như một hạt di chuyển qua các trường Higgs ...


... Nếu có một tin đồn đi vào phòng, ...


... Ngay lập tức nó tạo ra một nhóm cùng loại , nhưng lần này là trong số các nhà khoa học. Một cách tương tự như vậy , các nhóm đó chính là những hạt Higgs.
( nguồn : http://www.exploratorium.edu/origins/cern/ideas/cartoon.html )

Tuy vậy, việc giải thích khoa học -bằng- những sự tương đồng cũng là một sợi dây xiếc khá tinh tế để bạn có thể vượt qua đấy . Thay vào đó , chúng ta sẽ có cách tiếp cận khác và nhảy thẳng vào vật lý không chần chừ  . Chúng ta có thể làm điều này vì đã đặt ra mục tiêu từ đầu công việc : đó là sử dụng sơ đồ Feynman để mô tả tương tác hạt .
Trong những bài viết tiếp theo , chúng ta sẽ tiến hành như đã làm với các hạt khác của Mô hình Chuẩn và tìm hiểu làm thế nào để vẽ sơ đồ liên quan đến hạt Higgs . Chúng ta sẽ thấy những gì làm cho hạt Higgs thành đặc biệt từ quan điểm sơ đồ , và sau đó dần dần giải mã những ý tưởng sâu sắc hơn liên kết với nó .  Cách tiếp cận này có một phong cách riêng , nhưng thiết nghĩ rằng đó là gần gũi hơn so với cách nhà vật lí hạt thực sự nghĩ về một số ý tưởng lớn trong lĩnh vực này .
Trong bài đầu tiên này, chúng ta sẽ bắt đầu một cách rất ngây thơ. Chúng ta sẽ trình bày quy tắc Feynman đơn giản cho hạt Higgs và sau đó sử dụng chúng để thảo luận về cách mà chúng ta hy vọng để sản xuất ra hạt Higgs tại LHC . Trong bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tinh chỉnh quy tắc Feynman để tìm hiểu thêm về bản chất của khối lượng và hiện tượng được gọi là sự phá tính đối xứng điện yếu .


12.2 Quy tắc Feynman (giản thể)

Trước hết, một đường nét đứt biểu hiện sự lan truyền của một boson Higgs như sau đây :
Bạn có thể đã đoán rằng có điều gì đó khác nhau xảy ra vì chúng ta đã không nhìn thấy loại đường như vậy trước đây. Ồ ! bạn sẽ nói rằng : Ban đầu, chúng ta đã vẽ các hạt vật chất ( fermion ) như đường liền với mũi tên và hạt lực ( boson gauge ) như dòng sóng (wiggly) cơ mà ? . Hạt Higgs thực ra chính là một boson , nhưng nó khác với các boson gauge mà chúng ta đã gặp : các photon , W , Z, và gluon . Để hiểu rõ sự khác biệt này , chúng ta hãy đi vào chiều sâu hơn một chút nhé :
- Boson gauge , cái trung hòa được các lực " cơ bản " , mang xung lượng góc , hay còn gọi là spin . Boson gauge thực hiện một đơn vị spin (1) , điều này có nghĩa là nếu bạn xoay một photon 360 độ, nó trở về cùng trạng thái cơ học lượng tử. ( Điều này cũng dễ hiểu thôi !)
- Fermion , hạt vật chất , cũng mang xung lượng góc . Tuy nhiên , không giống như các boson gauge , chúng mang theo chỉ có một nửa đơn vị spin  (1/2) , nghĩa là  : bạn phải xoay electron 720 độ để có được cùng trạng thái lượng tử .  ( Thật kỳ quặc !)
- Boson Higgs là một boson vô hướng , có nghĩa là nó không có spin. Bạn có thể xoay nó bằng bất kỳ góc nào và nó sẽ được trở về cùng một trạng thái cơ lượng tử . ( Quái dị thật ! )
Tất cả các hạt vô hướng đều là boson , nhưng chúng không trung hòa các lực  " cơ bản " theo cách của boson gauge  .
Khái niệm này của spin hoàn toàn theo nghĩa cơ học lượng tử , và đó là một định lý mà bất kỳ hạt với spin  toàn bộ (1) là một boson ( "hạt lực" ) và bất kỳ hạt có spin một nửa (1/2) là một fermion ( " hạt vật chất " ) . Tuy không nói đến nhiều về những loại 'lực' hạt nào mà hạt Higgs có thể trung hòa - nhưng nó chỉ ra rằng có nhiều điều thú vị lại sắp sửa diễn ra.

Bây giờ chúng ta hãy thử hỏi làm thế nào hạt Higgs tương tác với các hạt khác. Có hai quy tắc Feynman mà chúng ta có thể viết ra ngay lập tức :
Ở đây chúng ta thấy rằng hạt Higgs có thể tương tác với hoặc là một cặp fermion hoặc một cặp boson gauge. Điều này có nghĩa là , ví dụ, một hạt Higgs có thể phân rã thành một cặp điện tử / positron (hoặc, tương tự như , một cặp quark / phản- quark) .  Với lý do sẽ trở nên rõ ràng sau này , chúng ta hãy nói rằng hạt Higgs có thể tương tác với bất kỳ hạt Mô hình Chuẩn nào với khối lượng  . Như vậy nó không tương tác với các photon hoặc gluon, và vì lợi ích của luận cứ sau này , chúng ta có thể bỏ qua sự tương tác giữa nó với các neutrino.
Sự tương tác với các fermion là một cái gì đó mà chúng ta đang sử dụng để : nó trông giống như tất cả các fermion đỉnh khác mà chúng ta đã ghi lại trước kia : một fermion đi vào , một fermion đi ra, và một số loại boson. Điều này phản ánh việc bảo toàn số các fermion. Chúng ta sẽ thấy sau này vì hạt Higgs là một vô hướng , nên thực sự là có một cái gì đó đang lén lút xảy ra ở đây .
Cuối cùng, hạt Higgs cũng tương tác với chính nó thông qua sự tương tác bốn- Higgs : (Điều này cũng tương tự như đỉnh bốn-gluon của QCD ).

Thực ra , có rất nhiều sự tinh tế mà chúng ta đã không được lưu ý và cũng có thêm một vài quy tắc Feynman nữa , nhưng không sao : chúng ta sẽ nhận được những điều đó trong bài viết tiếp theo khi chúng ta sẽ thấy những gì xảy ra với hạt Higgs đạt được một "giá trị kỳ vọng chân không". Xin vui lòng, đừng có lời bình nào về cách tôi hoàn toàn bỏ qua chúng nhé các bạn ... chúng ta sẽ nhận được tất cả dần dần , thực thế đấy !

12.3  Sản xuất hạt Higgs .


Mô phỏng của việc sản xuất một boson Higgs trong các máy dò CMS.
nguồn : https://www.kit.edu/img/Forschen/Astroteilchen_04.jpg

Như vậy đến nay tất cả chúng ta đã làm được việc đặt nền móng để chuẩn bị cho một cuộc thảo luận về những điều gọn gàng đã làm cho hạt Higgs trở thành đặc biệt. Tuy nhiên , thậm chí trước khi đi vào những thứ đó , chúng ta có thể sử dụng những gì đã học được để nói về cách chúng ta hy vọng sản xuất ra hạt Higgs tại LHC . Đây là một bài tập vẽ sơ đồ Feynman . ( Xem lại các bài viết cũ sơ đồ Feynman  nếu cần thiết! )

Vấn đề tổng quát là : tại LHC , các nhà vật lý hạt đang đập các proton vào nhau . Mỗi proton là sự tạo thành của một bó các quark , antiquark , và gluon . Điều này rất quan trọng : các proton không chỉ là ba quark ! Như chúng ta đã đề cập trước , proton là đối tượng không nhiễu khủng khiếp nhất . Các quark ( phản quark ) ảo và các gluon đang được sản xuất và tái hấp thu ở khắp mọi nơi . Nó chỉ ra rằng các quá trình chính sản xuất boson Higgs từ va chạm proton xuất phát từ sự tương tác của các hạt ảo !

Một trong những " kênh sản xuất " chính tại LHC là sơ đồ phản ứng gluon hỗn hợp sau đây :
Đây là loại một sơ đồ khá buồn cười bởi vì có một vòng khép kín ở giữa. (Điều này làm cho nó có một hiệu ứng rất là lượng tử  !! ... và có phần phức tạp hơn khi thực sự cần tính toán ) .  Điều đang xảy ra là một gluon từ một proton và một gluon từ proton  khác tương tác nhau để tạo thành một hạt Higgs. Tuy nhiên, bởi vì các gluon không trực tiếp tương tác với các hạt Higgs, nên chúng phải thực hiện như vậy thông qua các hạt quark. Nó chỉ ra rằng quark đỉnh - là nặng nhất -có sự tương tác mạnh nhất với hạt Higgs, vì vậy các quark ảo ở đây là các đỉnh .

Một cách khác để thu được một hạt Higgs được liên kết sản xuất với một cặp đỉnh . Sơ đồ như sau:
Ở đây các gluon lại sản xuất một boson Higgs thông qua quark đỉnh . Tuy vậy , trong thời điểm này một quark đỉnh và một phản -quark đỉnh cũng được sản xuất cùng với các hạt Higgs. Bây giờ , cũng lạ thật , chúng ta có thể vẽ một sơ đồ tương tự mà không có các gluon:

Đây được gọi là vector hỗn hợp, bởi vì các boson W hoặc Z ảo tạo ra một hạt Higgs. Lưu ý rằng chúng ta cũng đồng thời có hai quark được sản xuất như vậy ... Cuối cùng ,vẫn có liên quan sản xuất hạt Higg với một W hoặc Z. Xem như bài tập về nhà, các bạn có thể điền nhãn cho các hạt giả định là boson gauge cuối cùng là W hoặc Z :
12.4   Xem quy trình sản xuất hạt Higgs bằng hình ảnh .

 Tiến sĩ vật lý Brian Cox giải thích sự nghiên cứu về vật lý hạt và việc tìm kiếm hạt Higgs boson chi tiết qua videoclip sau đây :



Atlas detector

Việc xây dựng các máy dò ATLAS tại LHC. ATLAS là một trong những máy dò liên quan đến việc săn lùng hạt Higgs. Credit: Martial Trezzini/epa/Corbis . Nguồn : http://www.pbs.org/wgbh/nova/blogs/physics/2012/06/the-higgs-boson-explained/


Công việc chính xác được thực hiện trên thùng theo dõi bán dẫn của trung tâm thực nghiệm ATLAS, ngày 11 tháng 11 năm 2005. Tất cả các công việc trên các thành phần tinh tế này phải được thực hiện trong một căn phòng sạch sẽ để các tạp chất trong không khí, như bụi, không gây ô nhiễm máy phát hiện . Bộ phận theo dõi bán dẫn sẽ được gắn trong thùng gần trung tâm thực nghiệm ATLAS để phát hiện đường đi của các hạt sản xuất trong va chạm proton-proton. (Maximilien Brice / © 2012 CERN) # . Nguồn http://www.theatlantic.com/infocus/2012/07/the-fantastic-machine-that-found-the-higgs-boson/100333/


Nhà vật lý Peter Higgs, người được đặt tên cho boson Higgs , thăm trung tâm thực nghiệm ATLAS vào tháng Tư năm 2008. Higgs là một trong những người  ban đầu  đề xuất  cơ chế dự đoán một boson như vậy trong năm 1964. (Claudia Marcelloni / © 2012 CERN) # . Nguồn http://www.theatlantic.com/infocus/2012/07/the-fantastic-machine-that-found-the-higgs-boson/100333/



Một sự kiện đề cử điển hình bao gồm hai photon năng lượng cao có năng lượng (mô tả bởi các đường màu vàng đứt khúc và các tháp màu đỏ) được đo bằng nhiệt lượng kế điện từ tại CMS. Các đường màu vàng là các dấu vết đo được từ các hạt khác được sản xuất trong vụ va chạm.

Giới hạn trên về khối lượng của boson Higgs SM với độ tin cậy 95%   (phía dưới đường màu đỏ). Phân tích được dựa trên 4,7 fb-1 dữ liệu proton-proton do CMS  thu thập trong năm 2010 và 2011. Các dải tô sọc hiển thị các vùng khối lượng trước đó bị loại trừ bởi LEP, các Fermilab Tevatron, và bây giờ bởi CMS. Đường nét đứt và các dải băng màu xanh lá cây và màu vàng cho thấy độ nhạy cảm trung bình dự kiến ​​CMS tương ứng với số lượng thực tế của dữ liệu phân tích.
Giới hạn trên của hạt Higgs SM ở độ tin cậy 95% cho 4,7 fb-1 dữ liệu proton-proton do CMS thu thập trong năm 2010 và 2011, cho thấy khu vực khối lượng thấp hơn.
Nguồn : http://cms.web.cern.ch/news/cms-search-standard-model-higgs-boson-lhc-data-2010-and-2011

12.5 Những gì đọc được từ các đồ thị ?

Có nhiều cách khác sản xuất hạt Higgs ra từ một vụ va chạm proton-proton, nhưng đó là những quá trình ưu thế chi phối . Trong khi chúng ta biết rất nhiều về các thuộc tính của một Mô hình Chuẩn Higgs, chúng ta vẫn không biết về khối lượng của nó. Có thể chỉ ra rằng tỷ lệ tương đối của các quá trình này phụ thuộc vào khối lượng Higgs, như có thể thấy trong các đồ thị dưới đây (trích báo cáo "Tevatron-for-LHC"):

nguồn http://www.quantumdiaries.org/wp-content/uploads/2011/03/Higgsprod.png

Trong đồ thị trên đây trục hoành biểu diễn khối lượng Higgs giả thuyết, trong khi trục tung đo mặt cắt ngang của việc sản xuất hạt Higgs theo các quy trình có nhãn hiệu khác nhau. Đối với các mục đích của chúng ta, mặt cắt ngang về cơ bản là tốc độ mà các quá trình này xảy ra. (Về mặt thực nghiệm, chúng ta biết rằng một  hạt Higgs theo Mô hình chuẩn cần phải có một khối lượng thuộc khoảng 115 GeV và 200 Gev.) Chúng ta có thể thấy rằng gg → h là cơ chế sản xuất chiếm ưu thế trong suốt phạm vi khối lượng khả dĩ  hạt Higgs  -nhưng điều này mới chỉ là một nửa của câu chuyện.



Chúng ta không thực sự đo lường trực tiếp hạt Higgs trong máy phát hiện bởi vì nó phân rã thành các hạt Mô hình Chuẩn nhẹ hơn. Tỷ lệ cụ thể mà nó phân rã đến các trạng thái cuối cùng khác (" tỷ lệ phân nhánh ") được vẽ ở trên, hình ảnh trích từ  CDF . [ Dành cho các chuyên gia , xem : http://www-cdf.fnal.gov/physics/exotic/r2a/20050623.lmetbj_wh_tc/#Figure1 ]
Điều này có nghĩa chúng ta phải nói với các máy dò tìm kiếm các sản phẩm phân rã của hạt Higgs để bổ sung các sản phẩm phi thường đi ra từ việc sản xuất hạt Higgs ở nơi đầu tiên. Ví dụ, trong liên kết sản xuất với một cặp đỉnh , chúng ta có gg → tth. Mỗi trong 2 đỉnh phân rã thành một quark đáy , một lepton , và một neutrino (bạn có thể vẽ sơ đồ cho thấy điều này không ?), trong khi hạt Higgs cũng phân rã - hãy nói rằng, thành một cặp quark đáy (b). (Đến bây giờ ta không phân biệt các hạt quark và phản quark.) Điều này có nghĩa rằng một kênh chúng ta phải tìm được là một sự phân rã khá cồng kềnh , như sau
               
 gg → tth →blν blν bb

Chuỗi ký tự này nói lên điều gì vậy ? Như một câu đố vui , các bạn có thể giải mã nó như sau :
{(g)gluon-(g)gluon}  →{ (t)top (t)top (h)higgs} →{(b)bottom (l)lepton (ν)neutrino  (b)bottom (l)lepton (ν)neutrino (b)bottom(b)bottom  } 

Đây không chỉ là rất nhiều rác khi tìm kiếm trong các trạng thái cuối cùng (mỗi quark (b) hadron hóa thành một vòi phun ), nhưng còn có tất cả các loại của các quá trình Mô hình chuẩn khác cho trạng thái cuối cùng như nhau !  Vì vậy, nếu chúng ta chỉ đếm một cách đơn giản số sự kiện "bốn vòi phun, hai lepton, và năng lượng thiếu (neutrino)" , chúng ta sẽ không chỉ đang đếm sự kiện sản xuất Higgs, mà còn là một loạt các sự kiện cơ bản khác mà không có gì để làm với các Higgs cả . Người ta phải dự đoán tỷ lệ của những sự kiện nền tảng và trừ chúng đi với số lần thử nghiệm. ( Ở đây không đề cập đến công tác đối phó với thực nghiệm không chắc chắn và các thử nghiệm sai số khả dĩ) .

Nút thắt ở chỗ : nó có thể rất khó khăn để tìm kiếm hạt Higgs và sự tìm kiếm này rất phụ thuộc vào khối lượng hạt Higgs. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể phải chờ một vài năm trước khi LHC có đủ dữ liệu để nói điều gì đó dứt khoát về boson Higgs . ( Có vẻ đã hơi ngắn gọn ở đây, nhưng điểm chính của chúng ta là thêm hương vị cho việc tìm kiếm Higgs tại LHC chứ không phải giải thích nó một cách chi tiết các bạn nhé ! )

[ Ghi chú : Bài viết này của Flip Tanedo được xuất bản ngày thứ sáu 25 tháng 3 , 2011 . Hiện nay chúng ta cũng có một số thông tin nóng bỏng nhất về hạt Higg được cộng đồng các nhà vật lý hạt công bố . Xin hẹn bạn đọc vào một loạt bài viết chi tiết khác . Xem thêm : http://goo.gl/z7VnQ8   và  http://goo.gl/vJro6W ]


Như là một ví dụ cụ thể duy nhất, các bạn hãy xem xét các kênh sản xuất gluon phản ứng tổng hợp , gg → h . Điều này có vẻ tốt đẹp vì không có hạt bất thường trong quá trình sản xuất . Tuy nhiên, từ đồ thị trên, chúng ta có thể thấy rằng đối với khối lương tương đối nhẹ ( ít hơn 140 GeV ) hạt Higgs sẽ muốn phân hủy thành các hạt quark b . Điều này là không tốt theo cách thực nghiệm vì dấu hiệu này có nền tảng vô vọng lớn từ các sự kiện không có hạt Higgs.
Trong thực tế , chứ không phải thuần trực giác, mà một trong những cách tốt nhất sử dụng phản ứng tổng hợp gluon -nhằm tìm kiếm hạt Higgs có khối lượng nhẹ là để tìm những trường hợp mà nó phân hủy thành một cặp photon !
Mô hình máy dò hạt CMS 
 Ồ ! Điều này thực sự kỳ lạ vì Higgs không tương tác trực tiếp với các photon , vì vậy quá trình này phải xảy ra thông qua các hạt quark ảo ( biển quark ) , giống như các liên kết cặp Higgs -gluon nêu trên.
Như biểu đồ tỷ lệ phân nhánh trên cho thấy, đây là một quá trình rất hiếm : hạt Higgs không muốn phân hủy thành các photon rất thường xuyên . Tuy nhiên, quả là không có nhiều điều trong Mô hình Chuẩn có thể bắt chước tín hiệu " hai photon "  này để có nền tảng  rất ít như vậy . Bạn có thể thấy rằng điều này ngừng hoạt động nếu hạt Higgs là quá nặng vì tốc độ phân hủy thành photon co lại rất nhanh chóng .

12.6   Lời kết và nội dung sẽ có trong thời gian tiếp theo .

Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ giới thiệu một loại quy tắc Feynman mới một cách đầy đủ đại diện cho  " giá trị kỳ vọng chân không " của hạt Higgs . Làm như vậy chúng ta sẽ sắp xếp ra những gì chúng ta thực sự muốn nói rằng một hạt có khối lượng và tiếp tục cuộc thám hiểm hướng tới chủ đề hấp dẫn về sự  phá vỡ  tính đối xứng điện yếu  ( " cơ chế Higgs " ) .

Cám ơn các bạn đã xem bài viết này .



Theo FLIP TANEDO | USLHC | USA

+++++++++++++++++++++++++++



Nguồn :
1. http://www.quantumdiaries.org/2011/03/25/an-idiosyncratic-introduction-to-the-higgs/
2. http://www.exploratorium.edu/origins/cern/ideas/cartoon.html
3. Teacher TV https://www.youtube.com/watch?v=DpkpNIu6tHI
4. http://www.pbs.org/wgbh/nova/blogs/physics/2012/06/the-higgs-boson-explained/
5.http://www.theatlantic.com/infocus/2012/07/the-fantastic-machine-that-found-the-higgs-boson/100333/
6. http://cms.web.cern.ch/news/cms-search-standard-model-higgs-boson-lhc-data-2010-and-2011
7. http://www-cdf.fnal.gov/physics/exotic/r2a/20050623.lmetbj_wh_tc/#Figure1
8. http://www.science20.com/a_quantum_diaries_survivor/the_plot_of_the_week_no_higgs_in_top_decays-132861
9. http://cosmiclog.nbcnews.com/_news/2012/07/03/12547980-the-higgs-boson-made-simple
10 .http://ihp-lx.ethz.ch/CompMethPP/lhc/introlhc.html



Trần hồng Cơ .
Tham khảo - Trích lược .
Ngày 27/03/2014.
 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .


Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

CON CHIM TRỐN TUYẾT - PAUL GALICO .

CON CHIM TRỐN TUYẾT - PAUL GALICO .



VÀI LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM .

CON CHIM TRỐN TUYẾT .

** Paul Gallico



Sinh năm 1897 tại New York, sau hơn 20 năm cầm bút, tên tuổi nhà báo Mỹ, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với "Con chim trốn tuyết", truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu đương của nhân vật Rhayader, một hoạ sĩ tật nguyền, phải tìm nơi ẩn dật ở một hải đăng hoang phế ven biển. Cái chết cao đẹp của Rhayader bên dưới vòng cánh lượn đầy tình nghĩa của "con chim trốn tuyết", sự tuẫn tiết của chính nó, sự bùng nổ tình yêu trong lòng Frith, cô gái ngây thơ và trong trắng... tất cả đã biến câu chuyện như thành một bài thơ viết bằng văn xuôi ca ngợi vẻ đẹp cả trong tâm hồn lẫn ý thức trách nhiệm của con người.

Môtip cốt truyện về cái đẹp ẩn chứa dưới vỏ ngoài xấu xí của một người đàn ông làm rung động trái tim một cô gái lại được Gallico nhấn mạnh trong "Tình nghệ sĩ". Bảy con rối trong truyện là bảy mặt thiện lương trong bản chất bị che giấu của Michel, gã múa rối độc ác và đê tiện. Thế nhưng Mouche, cô gái có tâm hồn cao đẹp đã nhận ra hết thảy mọi khổ hình gã phải nhận chịu trong cuộc tranh chấp nội tâm giữa thiện ác bên trong gã. Không phải sự thương hại mà chính tình yêu của cô đã cứu vớt gã lột xác để trở thành con người theo cái nghĩa cao đẹp của nó.

Tuy không thuộc vào hàng ngũ các nhà văn lỗi lạc Mỹ, Paul Gallico đã cho ra đời nhiều tiểu thuyết nổi tiếng : Jennie (1950), Thomasina (1957), Những bông hoa dành cho Harris (1958)... Tác phẩm Paul Gallico mang tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.

Giới thiệu Paul Gallico, chúng tôi còn mong gửi tới bạn đọc một lối viết trữ tình, dung dị, giàu chất thơ trong văn học Mỹ.

---Sở văn hoá thông tin Minh Hải---
Nguồn: http://vnthuquan.org/


------------------------------------------------------------------------

Trong Con chim trốn tuyết mọi thứ đều cũ. Motip cũ, hơi hướm văn chương cũ, cả trong ngôn ngữ dịch thuật cũng có ba phần cổ kính. Nhưng cuốn sách đáng chiếm một chỗ trên kệ sách của bạn vì những lý do khác…
Con chim trốn tuyết gồm 2 truyện vừa (Con chim trốn tuyết, Tình nghệ sĩ) của Paul Gallico (Mỹ). Rhayader – nhân vật chính trong truyện vừa Con chim trốn tuyết, là một họa sĩ có thân hình dị dạng. Tài năng, lòng chân thành và sự lương thiện không giúp anh chiếm được chỗ đứng yên ổn trong cộng đồng. Rhayader mua một vùng đầm lầy ven biển thật rộng để có thể sống yên ổn khi được cách ly tối đa với loài người.
Sự yên ổn của Rhayader bị phá vỡ khi một cô gái đến nhờ chàng chăm sóc một con ngỗng hoang bị thương. Nỗi e dè của Fritha – tên cô gái, dần dần nhạt dần theo năm tháng và cô bé ngày nào đã là thiếu nữ xinh đẹp. Cứ mỗi mùa chim di trú, con ngỗng kia lại trở về, làm cầu nối cho chàng họa sĩ với Fritha. Hết mùa trốn tuyết, ngỗng theo đàn, Fritha cũng không còn lai vãng đến ngọn hải đăng nơi có chàng họa sĩ có ánh mắt thiết tha. Nàng vô tình lắm thay?
Đến cái đêm định mệnh, khi Rhayader quyết định dùng chiếc thuyền bé nhỏ của mình để đi giải cứu số binh lính thì Fritha đột nhiên có mặt. Nàng nguyện cầu cho chàng nhưng nàng chưa kịp nói. Chàng họa sĩ dị dạng cũng thế… Những người lính thoát chết và xung quanh chiếc thuyền đã giải cứu họ là một huyền thoại. Chỉ có điều trong đó không có tên người đã hy sinh – Rhayader. Khi Fritha hiểu và gọi tên được cái cảm giác mơ hồ lâu nay trong lòng mình thì đã quá muộn để nói một lời yêu.
Tương tự như Rhayader, Mouche trong Tình nghệ sĩ cũng là một nhân vật có tâm hồn đẹp ẩn dưới một dung nhan xù xì. Bị sa thải, cô định quyên sinh. Tình cờ Mouche gặp 7 con rối của một gánh hát rong và cuộc đời cô rẽ sang một lối khác từ cuộc gặp gỡ này…
Cái khiến Tình nghệ sĩ thu hút mạch theo dõi và đọng lại trong lòng độc giả không hẳn là giọng văn kể chuyện mượt mà, không hẳn là kết thúc có hậu dễ đoán nhưng hợp lý. Cái làm nên sự hấp dẫn của Tình nghệ sĩ cũng như Con chim trốn tuyết là nét nhân hậu. Các nhân vật trong truyện có thể rời xa con người, thất vọng về xã hội nhưng bao giờ cũng bao dung. Họ có thể bị cộng đồng khước từ, bị ghẻ lạnh nhưng tâm hồn của họ không vì thế mà chai sạn, để những vết hằn thù làm hoen ố nhân phẩm.
Mạch văn trong Con chim trốn tuyết trong sáng, nhẹ nhàng đủ để bạn tin rằng đâu phải cái gì cũ, cái gì đơn sơ quá… cũng mất chỗ đứng trong thời đại số đâu. Có khi còn cần hơn đấy chứ. Đơn giản vì những truyện như  Con chim trốn tuyết lâu lắm người ta không viết nữa.
Những ai thỉnh thoảng còn đọc lại những câu chuyện cổ tích, còn tin rằng những câu chuyện cổ tích vẫn còn đang được viết trong âm thầm sẽ nhìn thấy sự quyến rũ diệu dàng của tập sách.
Tác giả Paul Gallico sinh ngày 26 tháng 7 năm 1897 tại New York, mất ngày 15 tháng 7 năm 1976 tại Antibes. Sau hơn 20 năm cầm bút, nổi tiếng là một nhà báo thể thao giỏi, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với Con chim trốn tuyết, truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu thương.
Tác phẩm Paul Gallico được nhiều người đánh giá có tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.
KIỀU PHONG
( Báo Bình Định 19-3-2007)
Nguồn : http://kinhvanhoa.com.vn/bookstore/sach/con-chim-tron-tuyet











ALBUM – THE SNOW GOOSE – CAMEL

21/06/2011 · bởi Café · in Âm Nhạc

Một album kinh điển của Progessive Rock
Con chim trốn tuyết – The Snow Goose by Camel

The Snow goose – Con chim trốn tuyết – Album hòa tấu do Camel viết dựa theo truyện ngắn “Con chim trốn tuyết” của Paul Gallico. Một album mang rất nhiều cảm hứng gồm 16 track :

1/The Great Marsh: Cảnh tượng vắng vẻ, cho ta cảm giác càng thêm quạnh hiu bởi tiếng kêu, tiếng gọi của loài dã điểu làm tổ trong đầm lầy hay ruộng muối… Còn sự hiện diện của loài người thì không có… suốt trong những mùa đông dài dằng dặc, nhiều vũng nước trên bãi biển, trên đầm lầy phản chiếu ánh sáng lạnh lẽo và xám đen của bầu trời…

2/Rhayader: Có một người đàn ông cô độc đến đó ở. Thân hình méo mó, nhưng tâm hồn anh tràn đầy tình thương đối với các loài hoang thú bị săn đuổi. Trông anh thật xấu xí nhưng chính anh lại là người tạo ra cái đẹp… Chàng sống cô đơn và cặm cụi làm việc một mình quanh năm. Chàng là hoạ sĩ chuyên vẽ chim và phong cảnh thiên nhiên. Vì nhiều lí do, chàng đã trốn lánh khỏi xã hội loài người…

3/Rhayader Goes to Town: …trong những chuyến chàng xuống làng Chelmbury, nửa tháng một kỳ để mua thực phẩm, phơi bày tấm thân lệch và bộ mặt đen đúa của chàng dưới những cái nhìn soi mói của dân làng… Ít lâu sau dân làng quen dần với hình dáng của chàng, nhỏ nhung đầy sức lực … Chàng thương yêu tha thiết con người, mọi loài muông thú và cảnh vật thiên nhiên. Tâm hồn chàng tràn đầy lòng thương xót và sự cảm thông…

4/Sanctuary: …Chàng là bạn thân của mọi loài chim hoang dã và chúng cũng đền đáp lại chàng bằng tình thân hữu… những con chim mà chàng đã tụ tập vào nơi an toàn dưới sự bảo trợ của đôi cánh tay và con tim chàng, những con chim hoang dã hiểu biết và đã đặt lòng tin cậy nơi chàng…

5/Fritha: …có một cô bé lại gần phòng vẽ trong hải đăng…Cô bé trạc muời hai tuổi, mảnh mai, lem luốc, lo lắng và nhút nhát như một con chim, nhưng duới vẻ lọ lem ấy cô ta đẹp kỳ lạ như một nàng tiên ở vùng Đồng lầy… Cô bé vô cùng khiếp sợ người đàn ông xấu xí mà cô phải đến gặp… Nhưng vượt trên nỗi sợ hãi ấy là tình cảnh nguy khốn của sinh vật mà em đang ấp ủ trên tay… một con ngỗng trốn tuyết…

6/The Snow Goose: …sinh ra ở đất bắc xa xôi, cách mấy trùng biển cả …bay về phương nam để trốn tuyết, trốn băng giá, trốn làn khí lạnh rợn người, một cơn bão lớn đã vồ lấy nó, đã cuốn nó vào những đợt cuồng phong. Một trận bão thật kinh khủng, mạnh gấp bội đôi cánh lớn của nó, và mạnh hơn bất cứ sức mạnh nào… “Mình sẽ gọi cô ta bằng biệt hiệu ‘La Princesse Perdue’ – Nàng Công Chúa Lạc Loài”…

7/Friendship: Frith, là người khách thường xuyên lui tới. Cô bé không còn sợ hãi Rhayader nữa. Trí tưởng tượng của cô bị thu hút bởi sự hiện diện của nàng công chúa áo trắng kỳ ngộ đến từ miền đất lạ cách mấy trùng dương…

8/Migration: “Nàng Công chúa hồi hương! Lắng tai mà nghe! Nàng đang từ giã chúng ta đó”. Từ trên vòm trời trong vắt vọng xuống tiếng kêu ai oán của những con ngỗng chân hồng, và nổi bật lên trên, cao hơn, trong hơn, là tiếng của con chim trốn tuyết…

9/Rhayder Alone: Từ bữa con chim trốn tuyết ra đi, Frith ko lui tới ngọn hải đăng nữa. Rhayader một lần nữa thấm thía ý nghĩa của hai chữ “cô đơn”. Mùa hè năm ấy, moi trong ký ức, chàng vẽ lại hình dáng thanh thanh của cô bé, mặt lem luốc, mái tóc hung vàng bồng bềnh trong gió lộng tháng chín, trong tay ghì chặt con chim trắng bị thương.

10/The Flight Of The Snow Goose: …Vào giữa tháng mười … ảo ảnh một giấc mơ đen trắng chập chờn xuất hiện, nó lượn quanh hải đăng một vòng… Đó chính là con chim trốn tuyết. Nàng công chúa đi lạc đã trở lại… Khi con chim trốn tuyết có mặt tại hải đăng thì chính cô bé cũng lại lui tới… Nàng sẽ ở lại, Nàng sẽ không đi nữa. Nàng Công Chúa đi lạc sẽ không còn đi lạc nữa. Từ nay nơi đây là quê hương của nàng

11/Preparation: Cách chừng một trăm dặm bên kia bờ biển phía Bắc, một đạo binh Anh mắc bẫy ở đó, trên bãi cát, đang chờ bị tiêu diệt bởi bàn tay quân Đức đang tiến tới. Chàng phải đi Dunkerque… chàng sẽ vượt qua eo biển trên chiếc thuyền buồm nhỏ của chàng… cố gắng cứu sống càng nhiều càng hay số binh sĩ Anh thoát khỏi làn mưa đạn của quân Đức…

12/Dunkirk: …Em sẽ săn sóc đàn chim. Cầu trời che chở cho anh… Frith đứng trên bờ đê, ngó theo cánh buồm trắng…Trong ánh sao đêm cô thoáng thấy đôi cánh trắng loé sáng, đầu cánh có đốm đen, và cái đầu chúi về phía trước của con chim trốn tuyết.

13/Epitaph: “…anh chàng gù lưng với chiếc thuyền buồm bé nhỏ… Anh chàng đó thật là can đảm và tốt bụng lạ thường”… một chiếc thuyền nhỏ trôi giạt, trên thuyền dường như có một người hay một cái xác người nào đó, và một con chim đậu trên mạn thuyền… Con chim bay lên và lượn vòng quanh. Nó lượn ba vòng tựa như một chiếc máy bay lượn chào… Rồi nó bay về hướng tây…

14/Fritha Alone: Fritha ở lại một mình trong hải đăng nhỏ bé trên vùng Đồng lầy rộng lớn, săn sóc những con chim bị xén lông cánh còn ở lại. Cô chờ đợi mà chẳng biết mình chờ đợi gì… cô gái tìm thấy bức chân dung Rhayader vẽ mình theo ký ức, đã nhiều năm về trước, hồi cô còn là một cô bé nhỏ xíu, nhút nhát…

15/La Princesse Perdue: Một linh hồn hoang dã kêu gọi một linh hồn hoang dã khác, cô có cảm tưởng như mình đang bay theo cánh chim to lớn bay vút lên vòm trời chiều và lắng nghe lời Rhayader nhắn nhủ…“Frith, Fritha! Frith, em yêu. Vĩnh biệt nhé, người em yêu dấu”. Nhìn cánh chim bay vút lên cao, Frith không còn thấy hình ảnh con chim trốn tuyết nữa, mà chỉ thấy linh hồn của Rhayader đến giã biệt cô gái trước khi chắp cánh bay vào cõi hư vô…

16/The Great Marsh: Tối hôm đó, khi Fritha trở lại, sóng biển đã ùa qua những bức tường sụp đổ và bao phủ lên tất cả. Không còn gì sót lại khả dĩ làm cho giảm bớt quanh cảnh ảm đạm thê lương. Không một cánh chim nào trong vùng Đồng lầy dám trở lại. Chỉ có những con hải âu dạn dĩ chập chờn bay lượn, nức nở kêu thương quanh nơi chốn cũ – nơi mà khi vầng dương mới ló, còn là ngọn hải đăng xưa.














 -------------------------------------------------------------------------------------------

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống.

Albert Einstein .


Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn .



Albert Einstein : Đỉnh cao của khoa học và nhân văn .

 - Đây là bài viết của tác giả Chu Hảo trên tạp chi Tia Sáng . Xin phép được đăng lại trên Blog Toán - Cơ học ứng dụng .
Trân trọng cảm ơn .





Steven Weinberg (nhà vật lý Mỹ, giải thưởng Nobel 1979), đã kết thúc cuốn sách "Ba phút đầu tiên – một cách nhìn hiện đại về vũ trụ” bằng một ý tưởng độc đáo: "Sự cố gắng hiếu biết về Vũ trụ là một trong rất ít cái làm cho đời sống con người được nâng lên cao hơn trình độ của một hài kịch và cho nó một phần nào dáng đẹp của một bi kịch”.
Albert Einstein đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời đầy bi kịch của mình cho "sự cố gắng hiểu biết về vũ trụ” ấy với cả một vầng hào quang các giai thoại hài hước, cùng với dáng điệu ngộ nghĩnh không trộn lẫn vào đâu được, nhưng gần gũi với tất cả mọi người, như kiểu vua hề Charlie Chaplin.
Sự hiểu biết về Vũ trụ mênh mông, huyền bí luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của con người. Ta là ai? Ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu? Đâu là điểm tựa của Đức Tin duy trì sự trương tồn của nhân loại? Nhũng câu hỏi huyết mạch muôn thuở ấy đã thôi thúc con người tìm hiểu nguồn gốc của Vũ trụ, của vật chất, của không gian và thời gian. Và chính những quan niệm (hay là sự hiểu biết) ấy là nguồn gốc của mọi nền Văn minh và Văn hóa.
Trong suốt hơn năm trăm nghìn năm lịch sử của mình, loài người mới chỉ có hai lần may mắn được chứng kiến những thay đối có tính cách mạng trong những quan niệm đó. Lần thứ nhất do nhà thiên văn học Ba Lan kiệt xuất, Copernic (1473- 1543), mở đầu bằng một kết luận khoa học bác bỏ quan điểm "Trái đất là trung tâm Vũ trụ!". Kết luận ấy đã xé tan bức màn đen của đêm dài Trung cổ, đưa loài người sang thời kỳ Phục hưng. Đó chính là cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất với sự hình thành và phát triển vật lý - thiên văn cổ điển do công lao sáng tạo của nhiều thế hệ các nhà khoa học, mà tiêu biểu là Kepler (Ba Lan), Galilée (Ý) và Newton (Anh).
Newton
Kepler
Galileo













Einstein là người đột phá trong cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai, đúng vào lúc khoa học cổ điển tương chừng như sắp có thể hoàn chỉnh sự mô tả toàn bộ Vũ trụ bằng giả thuyết chất ête (ether) tràn ngập không gian. Với trí tưởng tượng , siêu đẳng và trực giác bẩm sinh, Einstein đã làm đố vỡ nền móng của khoa học cổ điển bằng lập luận khoa học xác đáng phủ nhận sụ tồn tại của chất ête, và do đó phủ nhận luôn cả hai cái tuyệt đối của khoa học cổ điển (không gian tuyệt đối. Và thời gian tuyệt đối) bằng Thuyết tương đối bất hủ của mình. Lúc đó, cả thế giới triết học lẫn khoa học đã chao đảo như có ai đó, (hẳn là Einstein rồi!), rút mạnh tấm thảm dưới chân mình. Cùng với Thuyết lượng trang Einstein cũng đóng góp một phần không nhỏ, Thuyết tương đối của riêng Einstein là phiến đá tảng của nền khoa học và công nghệ hiện đại - một trong vài ba nét đặc trưng quan trọng nhất của thế kỷ XX. Vì thế, Einstein đã được cộng đồng các nhà khoa học thế giới chọn làm biểu tượng của thế kỷ vừa qua - thế kỷ của khoa học và cồng nghệ (xin xem Tạp chí "Time", số 31/12/1999).



Cuộc đời của Einstein đã không suôn sẻ ngay từ nhỏ. Bên cạnh người mẹ độc đoán, cậu bé Einstein chậm biết nói và hay "nổi loạn" chỉ có được một niềm an ủi duy nhất: bà đã khuyến khích con mình ham mê âm nhạc cổ điển và chơi đàn viôlông. Với người bố dễ dãi và thất bại liên tục trong kinh doanh, Einstein chỉ còn giữ một kỷ niệm duy nhất về một món quà đã gây cho cậu thú vui tò mò đầu tiên: chiếc la bàn (vì sao đầu kim của nó luôn quay về phương Bắc ?). Einstein đã phải tự quyết định con đường học tập của mình từ năm 15 tuổi. Từ bỏ trường trung học có khuynh hướng quân sự, Einstein sang Thụy Sĩ và tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Zurich rồi làm việc tại cơ quan đăng ký sáng chế - phát minh. Chính ở đây, vào năm 1905, ông đã công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của mình (khi 26 tuổi). Chỉ với hai bài báo rất ngắn gọn, trình bày hai công trình nghiên cứu quan trọng nhất, Einstein đã trở thành một trong các nhà vật lý hàng đầu thế giới. Một trong hai bài báo đó trình bày kết quả nghiên cứu về hiện tượng quang - điện mà sau này, vào năm 1921, đã mang lại cho ông giải thưởng Nobel. Trớ trêu thay, công trình nghiên cứu mang lại cho ông niềm vinh quang bất diệt lại đã không hề nhận được bất kỳ giải thưởng nào: công trình về Thuyết tương đối hợp với những kết quả làm đảo lộn toàn bộ khái niệm đương thời về không gian, thời gian và thực tại (Reality).
Einstein vào lúc nhận giải Nobel vật lý 1921 .

Trong công trình này, Einstein đã đặt ra bài toán: nếu ta trưởng một con tàu chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng thì ta sẽ thấy sóng ánh sáng thế nào? Liệu ta có thấy không gian và thời gian khác đi so với bình thường ta vẫn thấy? ông đã giải bài toán ấy một cách chính xác và đi đến các kết luận kinh hoàng đối với khoa học thời đó: tốc độ ánh sáng là không đổi , gần bằng 300.000 km/giây, bất kể ta chuyển động về phía nguồn sáng hay ngược lại. Và không gian cũng như thời gian là tương đối: nếu tốc độ chuyển động của con tầu gần bằng tốc độ ánh sáng, thì thời gian trên con tầu chậm hơn so với lúc nó đứng yên (hoặc chuyển động chậm hơn), đồng thời chính con tầu cũng sẽ trở nên ngắn hơn và nặng hơn. Nói cách khác, không tồn tại chất ête và không có cái gì là tuyệt đối cả. Quan điểm này về sau đã lan truyền sang các lĩnh vực văn học, nghệ thuật... thậm chí cả đạo đức trong suốt thế kỷ XX.
Đi xa hơn nữa, Einstein còn chứng minh rằng năng lượng và vật chất (khối lượng) là hai mặt khác nhau của cùng một thục thể. Quan hệ giữa chúng được mô tả bằng một phương trình rất đơn giản nhưng lại cực kỳ lợi hại: E = mc2 (E là năng lượng được giải phóng khi vật chất bị hụt đi một khối lượng bằng m, c là tốc độ ánh sáng). Đây chính là nguồn gốc của năng lượng nguyên tử, và đau đớn thay (như sau này ông tùng than thở) của cả bom nguyên tử nữa!



Ngay từ năm 1907, ông đã nhận thấy Thuyết tương đối hẹp của mình tuy phù hợp với các định luật Điện - Từ trường (đã được xác lập một cách hoàn chỉnh), nhưng không tương thích với Định luật Trọng trường của Newton (đã được xác lập một cách còn có vẻ như hoàn chỉnh hơn!). Định luật Newton đã dẫn đến kết quả là: nếu ta thay đổi sự phân bố vật chất ở một vùng nào đó trong không gian thì trọng trường trong toàn bộ Vũ trụ tức thời thay đổi. Có nghĩa là về nguyên tắc có thể truyền tín hiệu với vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng, và hơn thế nữa, thời gian là tuyệt đối. Điều đó mâu thuẫn với Thuyết tương đối hẹp. Để khắc phục mâu thuẫn này, Einstein đã lập luận rằng, ắt phải có một mối liên hệ nào đó giũa trọng trường và chuyển động gia tốc. Mối liên hệ đó được ông -mô tả bằng sự uốn cong của không- thời gian bốn chiều (ba - chiều không gian và một chiều thời gian) dưới tác động gian) dưới tác động của khối lượng (năng lượng).



Đó chính là Thuyết tương đối tổng quát, khác với Thuyêt tương đối hẹp ở chỗ có sự hiện diện của trọng trường. Einstein đã công bố công trình đồ sộ này của mình vào năm 1916, có lẽ đó là đỉnh cao nhất trong cuộc đời sáng tạo của ông.
Từ đây cho đến khi qua đời, Einstein không làm được gì đáng kể hơn cho khoa học nữa, mặc dầu ông đã dồn tất cả tinh lực của mình cho niềm đam mê cuồng nhiệt: tìm hiểu chân lý khoa học về nguồn gốc vũ trụ. Cũng bắt đầu từ đây, cuộc sống riêng của ông gặp nhiều trắc trở, và như để bù lại , tiếng tăm của ông càng ngày càng nổi như sóng cồn.
Tình duyên lỡ dở với người bạn gái thông minh cùng lớp, cùng mê say cả vật lý lẫn âm nhạc là bi kịch nặng nề của đời ông. Sau khi đứa con ngoài pháp luật của họ chết ngay sau khi ra đời. Einstein vẫn cưới người yêu của mình mặc cho gia đình phản đối. Họ đã chia tay nhau sau một thời gian ngắn, rồi lại chung sống, để rồi lại vĩnh viên chia tay vào năm 1919. Khi chia tay, Einstein hứa dành tiền thưởng của giải Nobel, mà ông tin chắc là sẽ có được, cho vợ và hai người con trai của họ. Hai năm sau, khi nhận giải thưởng, ông đã làm đúng như điều đã hứa.



Trong khoa học, Einstein cũng không còn may mắn nữa. Ông đã tự mình làm hồng phần nào vẻ đẹp toàn bích của Thuyết tương đối tổng quát bằng cách thêm vào phương trình nguyên thuỷ "hằng số vũ trụ” một cách vô căn cứ hòng chứng minh vũ trụ là "vô thủy vô chung" (như mọi người, kể cả ông, tưởng thế!). Giá như ông không “bịa" ra cái hằng số quái quỷ ấy, thì phương trình của ông đã mô tả đúng: Vũ trụ đang nở sau một vụ nổ lớn Bia Bang, đúng như mô hình chuẩn của vũ trụ mà ngày nay được coi là gần với hiện thực nhất. Trong lúc cả gan “bịa" ra "hằng số vũ trụ” thì Einstein lại không thể nào chấp nhận nổi sự mập mờ “bất khả trị” của cơ học lượng tử (xin xem bài “Bohr chưa hắn đã sai” của tác giả, Tạp chí Tia Sáng số 6/1999). Nhiều lần trong khi tranh luận với Bohr, người bênh vực một cách không nhân nhượng hệ thức bất định Heisenberg, Einstein cứ lúc lắc cái đầu to với mớ tóc bù xù và lẩm bẩm: “Thượng đế không chơi trò xúc xắc!". Có lần Bohr nổi giận, vặc lại: “Thôi đi  Einstein , đừng bảo Thượng đế phái làm gì ?” Điều đó đã giày vò Einstein suốt đời, đến nỗi trước khi mất một năm, năm 1954, ông còn than vãn: "Tôi chắc giống như con đà điểu, rúc đầu mãi vào đông cát thấy con quỷ “tương đối” để khỏi phải tìm thấy con quỷ “Lượng tử” . Khốn thay trong đống cát 'Tương đối" ấy ông càng trở nên bất hạnh hơn: suốt ba mươi năm cuối đời ông đã sa lầy vào cái "bẫy" Lý thuyết trường thống nhất (chứa đựng cả điện - từ trường và trọng trường) mà không sao thoát ra được. Ngày nay, Lý thuyết trường thống nhất vẫn còn là giấc mơ xa vời của các nhà vật.
Trong những năm 20, Einstein đã sống trong hoàn cảnh bị kìm kẹp bởi chủ nghĩa bài Do thái của Đức quốc xã, nhất là sau khi ông cùng ba nhà khoa học Đức khác, ông sang Mỹ năm 1933 và làm việc cho đến cuối đời tại Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton N.Y.

Viện Princeton .
Trong suốt 20 năm, Einstein là linh hồn của Viện này. Với tính tình bộc trực, hồn nhiên, giản dị là vô cùng hóm hỉnh, ông à bạn của mọi người trong thành phố, tù các nhà khoa lọc lớn đến các cháu nhỏ da mầu con của các gia đình lao động nghèo. Chuyện kề rằng, khi ông tới Princeton, có người hỏi: “Sao ông không thay cái áo măng tô này đi ? Nó sờn cũ rồi". Ông trả lời: "Ôi dào! Ở đây có ai biết tôi là ai đâu mà lo!”. Mấy năm sau người ta vẫn thấy ông mặc chiếc áo đó, ông lại biện bạch: ( Vẽ ! ở đây ai người ta chê mà tôi, thay làm gì!". Tấm áo cũ kỹ ấy ấp ủ một tấm lòng vị tha và một trái tim nhân hậu. Với tấm lòng vị tha và trái tim nhân hậu ấy, Einstein đã trở thành một nhà hoạt động xã hội nhiệt thành và hơn thế nữa, một nhà hoạt động chính trị nhân văn cao độ.
Năm 1939, khi được biết Đức quốc xã âm mưu phát triển vũ khí nguyên tử, ông đã viết thư thúc giục Tổng thống F.D. Roosevelt phê duyệt đề án chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Thế nhưng, khi được biết hai quả bom nguyên tử đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ hai thì Einstein đã vô cùng hối hận. Ông thú nhận: "Có lẽ đó là sai lầm lớn nhất của đời tôi”.

Từ đó, ông đã trở thành một chiến sỹ hòa bình tích cực, ra sức chống chiến tranh phi nghĩa và chống phổ biến vũ khí nguyên tử. Tuy vậy chính trị “thực sự” thì Einstein không màng. Khi nhà nước Do thái được thành lập năm 1952, người ta ngỏ lời mới ông làm Tổng thống, ông từ chối với một quan điểm rất rõ ràng: "Chính trị là nhất thời, phương trình là vĩnh cửu”. Ít ra là về sau của lời tuyên bố ấy đã rất đúng: những phương trình của Thuyết tương đối tổng quát chắc chắn sẽ trường tồn cùng vũ trụ.
Ba năm sau đó, Einstein qua đời với sự bình tĩnh và thanh thản lạ thường. Ông nói với những người thân vây quanh giường bệnh: "Đừng bối rối thế! Ai mà chẳng phải chết một lần!". Trước đó ông đã từng viết: "Nỗi lo sợ về cái chết là nét phổ quát rất dễ thương của loài người. Đó là một trong những phương thức mà tạo hóa dùng để duy trì sự sống của muôn loài. Nhưng công bằng mà nói, nỗi lo sợ ấy thật là khó biện minh, bởi vì chẳng có rủi ro tai họa nào có thể xảy ra đối với một người đã chết”. Những người thực hiện di chúc đã đưa ông trở về với cát bụi bằng cách rắc nắm tro thi hài lòng ông vào thinh không. Họ đã không ngờ rằng, có một nhà bệnh lý học táo tợn dám cất giấu bộ não của Einstein và bảo quản cho đến tận ngày nay. Nhờ thế mà gần đây, các nhà khoa học Canađa mới có điều kiện thông báo rằng: thùy não dưới (trung tâm tư duy toán học và hình tượng không gian) của con người vĩ đại ấy lớn hơn nhiều so với bình thường.



Einstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein . Đồng thời, cũng sẽ mãi lưu truyền những câu cách ngôn hóm hỉnh mà lúc nào ông cũng có thể úng khẩu .một cách cũng dễ dàng tựa như làm toán vậy. Chẳng hạn: "Khoa học là một thứ tuyệt vời nếu như ta không phải kiếm sống bằng khoa học!”.



Nguồn

Chu Hảo, Tạp chí Tia Sáng

Theo http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Albert_Einstein

 ------------------------------------------------------------------------------------------- 

 Khoa học là một điều tuyệt vời khi không phải dùng nó để kiếm sống. 

 Albert Einstein .

*******

Blog Toán Cơ trích đăng các thông tin khoa học tự nhiên của tác giả và nhiều nguồn tham khảo trên Internet .
Blog cũng là nơi chia sẻ các suy nghĩ , ý tưởng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau .


Chia xẻ

Bài viết được xem nhiều trong tuần

CÁC BÀI VIẾT MỚI VỀ CHỦ ĐỀ TOÁN HỌC

Danh sách Blog

Gặp Cơ tại Researchgate.net

Co Tran